3. SÂN:
Sân là nóng giận. Do tham lam mà không toại nguyện,
hoặc bị ngăn trở liền nổi sân. Một khi nổi sân thì
mọi tội ác nào cũng dám làm, mọi khổ đau nào cũng
dám tạo. Tất cả sự hung tợn dữ dằn ác độc đều do sân
mà phát sinh. Sân có loại bộc phát, loại thầm kín.
Nghe
một lời nói trái tai, thấy một hành động không vừa ý
liền nổi nóng la ó ầm ầm là sân bộc phát. Loại sân
này rất nguy hiểm, song đối phương dễ thấy dễ biết.
Những điều gì mình muốn bị kẻ khác ngăn trở, liền
nổi giận mặt đỏ, miệng thốt ra lời bất hảo, tay chân
quơ múa, toàn thân cử động một cách mất điều hòa.
Nếu khi này đối phương nhường nhịn đi thì khả dĩ dịu
lại, bằng không thì cơn ấu đả khó tránh. Một phen
nổi sân là một trận bão bùng họa hại hiểm nguy không
thể lường trước được. Mọi hiểm nguy họa hại trong
đời sống của chúng ta đều do sân mang lại. Người ôm
ấp lòng sân là kẻ chứa chấp rắn độc trong nhà, tai
họa đến một cách dễ dàng chỉ trong giây phút.
Có
người được sức mạnh dằn ép lửa sân bộc phát, nhưng
họ lại nuôi dưỡng nó một cách ngấm ngầm. Khi nghe
nói trái tai, họ nổi giận, mà ghim ở trong lòng.
lòng sân này thầm lặng mà ác độc vô kể, vì đối
phương không biết được để ngừa đón. Những kẻ có lòng
sân thầm kín là con người sâu độc nguy hiểm. Đây là
đóng lửa than, khó thấy mà lâu tàn. Người ôm lòng
sân này như ngôi nhà đẹp mà chứa đầy hơi độc. Những
kẻ thiếu tinh tế, nhận xét hời hợt, không sao tránh
khỏi bị hơi độc làm ngạt thở. Song hại được người
chính mình cũng không an ổn gì. Thế nên sân là mối
hiểm họa cho mình cho người, mọi khổ đau trong đời
này đều do sân gây ra.
III-
TRỪ TAM ĐỘC
Như
trên đã thấy, tam độc là họa hại vô cùng bất tận của
con người. chúng ta phải nổ lực thủ tiêu chúng thì
đời mình mới an ổn và đem lại an ổn cho mọi người.
tam độc như một cây to, si là gốc cây, tham là thân
cây, sân là cành lá. Trừ tam độc, chúng ta phải nhắm
thẳng vào gốc của nó mà đoạn diệt. Gốc của nó tức là
si, nên phương pháp trừ nó phải là trí tuệ. Ở đây
chúng ta phải dùng hai phương pháp để trừ diệt chúng:
1/ Quán
vô thường:
Bởi do
si mê chấp thân này là thật và cuộc sống lâu dài,
nên khởi lòng tham sống lâu, tham của cải, tham danh
vọng... ở đây chúng ta dùng trí tuệ quán chiếu theo
chiều thời gian, xem thân này quả thật sống lâu dài
hay không? Như Phật đã nói: “ mạng người sống lâu
trong hơi thở“ đây là một sự thật của kiếp người,
chỉ một hơi thở ra không hít vào đã chết. Dù có đến
trăm ngàn lối chết, song bất cứ lối chết nào cũng
thở khì ra mà không hít lại là song một cuộc đời.
Thời gian thở ra không hít lại khoảng bao lâu, quả
thật ngắn ngủi vô cùng, chỉ trong vòng một tít tắc
đồng hồ. Như thế, chúng ta kết luận mạng người sống
bao lâu, mà tham lam đủ thứ. Càng xét nét chúng ta
càng thấy thân này thật quá mỏng manh, một luồng gió
độc suông vào cũng có thể chết, dẫm chân lên con rắn
độc bị cắn cũng có thể chết, đi đường sẩy chân ngã
bổ cũng có thể chết, ngồi trên xe đụng nhau cũng có
thể chết, một gân máu bể cũng có thể chết v.v.v.v.
sự còn mất của thân này quá nhanh, không có gì bảo
đảm cho sự sống của nó hết. Phút giây nào còn sống
là biết nó sống, phút giây khác không chắc nó lại
còn. Một cơn bất thần liền ngã ra chết, nên nói thân
này là vô thường. Đã thấy thân mỏng manh như vậy thì
sự tham lam cho thân còn có giá trị gì. Do trí tuệ
thấy đúng như thật thân này vô thường, mọi sự tham
lam theo đó được dừng, lòng sân hận cũng nguội lạnh.
Những
suy tư nghĩ tưởng của tâm thức cũng đổi thay từng
giây phút cũng thay hình đổi dạng luôn luôn nên cũng
thuộc vô thường. Trong một ngày mà buồn giận thương
ghét, đổi mày thay mặt không biết bao nhiêu lần .
mọi sự đổi thay ấy là tướng trạng vô thường, còn gì
tranh chấp là chân lý. Chấp suy tư nghĩ tường của
mình là đúng chân lý quả là việc dại khờ, có khi nào
lấy một cái búa trong bóng để đập nát một viên đá
thật được. Cũng thế, vọng tưởng là cái vô thường tạm
bợ làm sao dùng nó suy ra một chân lý muôn đời. Chấp
chặt những nghĩ tưởng mình là đúng chân lý, quả là
phi lý rồi.