Pair of Vintage Old School Fru
↓ Cuối trang
Xây dựng đạo hạnh đừng mong không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.
Ủng hộ chương trình: Trái tim cho em. Soạn tin TTCE gửi 1408, mỗi tin nhắn 16,000 đồng, được chuyển tới Quỹ để hỗ trợ mổ tim nhân đạo cho trẻ em nghèo trên toàn quốc . Chi tiết: http://traitimchoem.vtv.vn
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn
Tìm kiếm:
Wap học Phật trên mobile
Đức Di Lặc nói rằng tất cả những sách vở, giáo lý, kinh thánh...vân vân... giống như những chiếc cầu. Để đi qua sông chúng ta cần những chiếc cầu. Sau khi đã qua sông, hãy nói “ cầu ơi, chào mi.” Sau khi đã qua sông, không còn lý do gì để nghĩ, “ chiếc cầu này qúa tốt,” hay “cuốn kinh này tốt qúa.” Nói như vậy, nghĩ như vậy chỉ tỏ cho chúng ta biết chúng ta đang bám víu, đang bị dính mắc vào chiếc cầu, vào kinh sách.

Vậy, nó chỉ có lý khi chúng ta dùng trí phân biệt để biết gía trị tốt/xấu. Nhưng lúc nào cũng “tốt/xấu, tốt/xấu, tốt/xấu” thì chẳng còn gía trị chút nào. Vì thế, mặc dầu chúng ta cần trí phân biệt nhưng có lúc chúng ta nên đi ra ngoài nó.

Làm thế nào tâm tỉnh thức có thể hướng dẫn chúng ta đến những kinh nghiệm không nhị-nguyên? Qúy vị có thể nói lại rằng, luôn luôn có hai cái hoa, có mặt trăng và mặt trời, có rất nhiều người. Vậy thì làm thế nào có thể kinh nghiệm được không nhị-nguyên trong khi nhị-nguyên vẫn luôn luôn có đó, vẫn luôn luôn hiện diện ở đây?

Nhị-nguyên là gía trị công ước của sự thật, do con người bằng lòng với nhau. Khi chúng ta có kinh nghiệm về không nhị-nguyên không có nghĩa là chúng ta bị bắt buộc tin có thượng đế; nó chỉ có nghĩa là chúng ta sẽ hiểu sâu rộng hơn về sự thật, về tất cả những tập tục và những công ước, khi đã hiểu được chúng thì chúng không còn lay động tâm chúng ta nữa. Đó là lý do tại sao chúng ta không nên tranh cãi khi chúng ta đang cố gắng có kinh nghiệm về không nhị-nguyên.

Trong lúc thiền, chúng ta không nên thắc mắc, “ Tại sao tôi phải làm cái này? làm cái này thế nào? làm cái này để làm gì? Có hai cái hoa, sao ông sư này lại nói không được nhị-nguyên?” Cái kiểu thắc mắc này, cái kiểu tranh luận này chúng ta nên chấm dứt ngay. Chúng ta đang cố gắng đạt được kinh nghiệm, chúng ta không nên phá hủy bông hoa. Qúy vị có hiểu không? Chúng ta đang cố gắng phát triển khả năng tỉnh thức và tìm hiểu toàn thể sự thật về bông hoa.

Theo quan điểm của Phật giáo, khi chúng ta tập trung vào tính không nhị- nguyên của bông hoa thì ngay tại thời điểm đó kinh nghiệm về bông hoa sẽ biến, những công ước về bông hoa sẽ biến mất trong kinh nghiệm, trong chứng nghiệm. Qúy vị đang nghe tôi nói phải không? Vậy, khi chúng ta kinh nghiệm về tính không nhị-nguyên của chính chúng ta thì ngay tại lúc đó trong tâm của chúng ta không còn ý niệm thất vọng về chính chúng ta --Tất cả đều biến mất. Không còn thắc mắc, “tôi đẹp hay xấu?” Qúy vị có hiểu tôi muốn nói gì không? Những sự liên hệ về một sự đối thoại liền biến mất. Ngay tại giây phút kinh nghiệm đó không còn ý niệm về sắc đẹp. Do đó không còn sự lo lắng nào về nhan sắc tàn phai. Khi sự lo lắng gỉam đi thì những vết nhăn cũng giảm đi.

Chúng ta đang thảo luận về một trạng thái của kinh nghiệm, kinh nghiệm của tâm thức, chúng ta không nên lo lắng băn khoăn, “ tôi sẽ biến mất, tất cả mọi sự đang biến mất, có thể tôi sẽ chấm dứt con người hư vô này.” Chúng ta không nên lo lắng về điều đó. Phải vậy không qúy vị? Chỉ nên phá đổ cho tan tành những ý niệm sai lầm, về một triều đại của cái tôi. Trong lúc thiền định, hãy chỉ tỉnh thức trên cái tâm thức của chính mình. Cũng đừng diễn dịch, cũng đừng nghĩ cái tâm của chính mình là tốt hay xấu. Hãy là và hãy ra đi ! Qúy vị có hiểu không? “Hãy ra đi” không có nghĩa là chúng ta biến mất; chỉ có nghĩa là chúng ta đi trong sự tỉnh thức. Sự tỉnh thức giống như mặt trời, chiếu những tia tỉnh thức --rồi ra đi. Hãy là ! Hãy ra đi ! Vậy là đủ rồi!

Mỗi khi chúng ta nhắm mắt lại, hãy thư dãn, thoải mái, tỉnh thức. Thỉnh thoảng có những mầu sắc xuất hiện, hãy để chúng đến rồi đi. Đừng suy nghĩ về những mầu trắng xuất hiện, đừng nói chuyện với chúng. Đừng thắc mắc về chúng. Chỉ theo dõi, chỉ tỉnh thức. Nói cách khác, bất cứ cái gì tâm thức của chúng ta đang kinh nghiệm được trong lúc này, hãy chỉ là, hãy chỉ tỉnh thức, hãy chỉ biết sự liên tục của trí nhớ của chúng ta mà thôi.

Tôi nghĩ rằng đã hết giờ rồi, phải không? Qúy vị coi giờ xem sao? Bởi vì tôi đang ở đây nên tôi phải giữ đúng giờ, qúy vị thông cảm. Điều mà tôi đang cố gắng giải thích là chúng ta chỉ nên đơn giản cố gắng kinh nghiệm được một vài điều trong cuối tuần này, hãy phá hủy chiếc mền u mê của chúng ta đi, như vậy cuối tuần này mới thực có gía trị. Qúy vị có hiểu không?

Đây là sự cảm nhận của tôi, quyền làm người của tôi nói với qúy vị. Qúy vị không cần phải tin bất cứ điều gì tôi trình bày. Không có gì bắt buộc qúy vị cả, không có một trách nhiệm nào, không có một bổn phận nào bắt qúy vị phải tin những vấn đề tôi trình bày. Hãy chỉ đơn giản tự kinh nghiệm chúng. Oâng sư này nói: có được một chút kinh nghiệm nào hay là không? Chỉ vậy thôi. Không có kinh nghiệm về thiền thì không giải thoát được; như vậy Phật giáo chẳng giúp gì được.

Nó rất đơn giản. Chúng ta không cần phải trở nên một đại thiền gỉa; chỉ cần thoải mái và tỉnh thức. Đừng phê phán những nhận thức của chúng ta tốt hay xấu; chỉ cần tỉnh thức về tất cả những tri thức của chính chúng ta mà không diễn dịch nó ra dưới bất cứ một hình thưc nào cả. Như thị, hãy là như vậy. Ngay cả những ý tưởng xấu đến, đừng lo lắng về nó cũng đừng xua đuổi nó. Bản tính của những tư tưởng xấu cũng vẫn là tri thức trong sạch.

Đừng nói chuyện với những đối tượng xẩy ra. Đây là điều tệ hại nhất của thiền định. Chúng ta chỉ nên tỉnh thức với tâm thức của chính chúng ta. Khi một ý tưởng xuất hiện, đừng vội xua đuổi nó, như nghĩ : “ Ồ, không được, cái này xấu.” Đừng tức giận như vậy. Chỉ quan sát chúng, chỉ tỉnh thức, chỉ biết chúng đang như vậy. Đừng đối thoại, như thế này: “ Ô, đẹp qúa, tốt qúa, ...qúa, ...qúa, huyền diệu qúa...” Đừng đối thoại, đừng diễn dịch. Hãy chấm dứt tất cả mọi hình thức này, chỉ tỉnh thức! Sự tỉnh thức này sẽ dẫn chúng ta đến tình trạng không còn nhị nguyên, không còn phiền nhiễu.

Tôi nghĩ đã trễ giờ. Khi bắt đầu đi vào con đường thiền định, trước nhất hãy tìm hiểu cái động năng nào đang thúc đẩy chúng ta. Nếu chúng ta cảm thấy chẳng có động năng nào cả, hãy ngồi thở tự nhiên. Sau đó, chỉ quan sát, chỉ theo dõi cái ý nghĩ riêng của chúng ta. Tôi nghĩ rằng đã qúa đủ rồi. Tôi không cần phải giải thích thêm nữa. Qúy vị sẽ thực hành, phải không? Cám ơn nhiều lắm và sẽ gặp qúy vị lại vào chiều nay.
Chào khách | Hiện tại:
Wap đang được hoàn thiện...
Trình duyệt khuyến nghị: UCweb UCweb

Tổng cộng: 123 khách
TOP-RATING
Mail: admin@phathoc.wap.sh
PhatHoc.Wap.Sh - PL 2559