↓ Cuối trang
An ủi lớn nhất của đời người là Từ bi và Bố thí.
Ủng hộ chương trình: Trái tim cho em. Soạn tin TTCE gửi 1408, mỗi tin nhắn 16,000 đồng, được chuyển tới Quỹ để hỗ trợ mổ tim nhân đạo cho trẻ em nghèo trên toàn quốc . Chi tiết: http://traitimchoem.vtv.vn
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn
Tìm kiếm:
Wap học Phật trên mobile
BÀI GIẢNG THỨ HAI

Tất cả mọi người đều có tâm. Tâm có ba thể: thô, vi tế và siêu vi tế. Đồng thời chúng ta cũng có ba thân: thân thô kệch (thân xác), thân vi tế và thân siêu vi tế. Tâm thức của thân thô kệch có năm tâm thức thô kệch (nhãn thức -mắt, nhĩ thức - tai, tỉ thức -mũi, thiệt thức -lưỡi và thân thức -thân hay xúc giác. --Dg). Chúng ta dùng năm thức này hằng ngày. Tâm vi tế có thể gọi là siêu ngã hay tri thức u mê. Đây là giác quan vi tế chúng ta không thể nhìn thấy nó và hiểu nó một cách rõ ràng được. Tâm thô kệch rất bận rộn nên tâm vi tế bị lu mờ. Khi tâm thô kệch không hoạt động thì tâm vi tế mới có cơ hội hoạt động và phát triển. Đó là lý do tại sao phương pháp của Phật giáo mật tông Tây tạng là loại bỏ những ý niệm thô để dành chỗ cho tâm vi tế làm việc. Đó là phương pháp của mật tông. Đó là cách làm việc của mật tông.

Mặc dù chúng ta hiểu được nó, nhưng tâm thô kệch của chúng ta chẳng có chút năng lực nào cả; tâm vi tế có năng lực hơn để hiểu biết thấu đáo và có thể lý luận phân tích. Thiền định loại bỏ tâm thô kệch để cho tâm vi tế làm việc. Thiền định thực hiện đúng như tiến trình của sự chết. Dĩ nhiên, kiểu thiền này cũng hướng dẫn đến tiến trình của sự chết, nên cần phải vững mạnh, cần phải tập trung năng lực.

Phật giáo giải thích bản thể thực của vũ trụ: trống rỗng (emptiness, sunyata, tính không). Một khi chúng ta loại bỏ được tâm mê tín thô kệch, thì kinh nghiệm về sự trống rỗng sẽ đến, sẽ hiện ra. Một người không có một chút tư tưởng nào hay một chút ý niệm nào về tính không, về thực thể hay nếu họ có một chút hiểu biết về tiến trình của sự chết, thì cái kinh nghiệm này sẽ hướng dẫn họ đi xa hơn để kinh nghiệm được sự trống rỗng hay tính không. Mặc dù trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, chúng ta không có một ý niệm gì về tính không, nhưng một khi cái tâm thô kệch bận rộn biến mất thì chúng ta sẽ kinh nghiệm được sự trống rỗng vĩ đại ngay lập tức. Do đó, hãy chấm dứt cái thô kệch, hãy chấm dứt những ý niệm lăng xăng lộn xộn, thì chúng ta sẽ kinh nghiệm được không gian thực, một cái gì đó trống rỗng. Khi không còn bận bịu, lăng xăng, ồn ào thì sự rỗng lặng sẽ hiện ra.

Mỗi khi chúng ta diễn tả sunyata, “ thế này, thế này, thế này, tính không, thế này, thế này, thế này,” âm thanh nghe sao phức tạp, qúa phức tạp. Có thể giáo lý của Phật giáo qúa phức tạp, qúa ngụy biện chăng. Một người bình thường không thể hiểu được, không có thể nhận ra được sunyata. Ngài Long Thọ (Nagarjuna) nói, “ Thế này, thế này, thế này; ” Ngài Nguyệt Cái (Chandrakirti) nói, “ Thế này, thế này, thế này.” Qúy vị có hiểu không? Khi mà những sự bận rộn, những ý niệm u mê lầm lẫn đã được bỏ đi, đã được cắt vứt đi bởi sự thật, bởi những chứng nghiệm và kinh nghiệm thật thì sunyata sẽ đến, như tiến trình của sự chết

Bình thường, chúng ta rất xa sự thật: sự thật của chính chúng ta và sự thật của vạn vật. Tại sao? Bởi vì chúng ta bị che bởi những chiếc mền qúa nặng nề --mọât, hai, ba...lớp mền u mê, lầm lẫn. Tất cả những chiếc mền thô kệch này, tâm thô kệch, đã được xây dựng, đã được bồi đắp lên, vĩ đại như núi Meru, như Hy mã Lạp Sơn, vì thế chúng ta không dễ gì xé rách được những chiếc mền dầy cộm này.

Trong Phật giáo, chúng tôi dùng những phương pháp thiền định để lấy đi từ từ những lớp mền này. Đó là sự làm việc của chúng tôi. Bây giờ, để mang những phương pháp này ra, để thực hiện những cách làm việc này, chúng ta cần phải hiểu bản tính của tâm chúng ta, tâm của chính chúng ta không phải của ai khác. Trước nhất, tâm không phải là vật chất, không phải là sự vật. Nó giống như một năng lực tư tưởng, một năng lực ý thức. Nó không có hình tượng, không có mầu sắc. Nó là năng lượng vô hình, vô sắc. Bản tính của nó trong và sạch; nó phản ảnh những hiện tượng ở bên trong chúng ta. Ngay cả một tư tưởng rất tiêu cực cũng có bản tính riêng, trong sáng riêng, để nhận sự thật hay để phản chiếu những phóng tưởng, những vọng tưởng. Thức, hay tâm thức, giống như không gian. Nó không là những đám mây ô nhiễm. Bản tính của không gian thì khác. Qúy vị vẫn lắng nghe tôi đấy chứ? Mặc dù có mây đen bao phủ không gian, nhưng cả hai đều có bản tính riêng, chúng không là nhau.

Sở dĩ tôi nói như vậy bởi vì chúng sinh đã có những xu hướng và đã có những tiền ý niệm. Chúng ta nghĩ, “ Tôi là một người xấu, tâm của tôi xấu và đầy tiêu cực.” Chúng ta luôn luôn than, “ Tôi thế này, thế này, thế này, tâm tôi thế này, thế này..,” “ người tôi thế này, thế này, thế này...” Chúng ta luôn luôn tự mâu thuẫn. Theo Phật giáo, đây là những quan niệm sai lầm. Chúng tôi nghĩ: bản tính tự nhiên của không gian thì không hề bị ô nhiễm; bản tính tự nhiên của ô nhiễm thì không phải là không gian. Tương tự như vậy, bản tính của tâm thức thì không tiêu cực, không xấu. Chính Đức Phật đã nói, Phật tính hay Như Lai đều có trong tất cả mọi chúng sinh, nó thanh tịnh và trong sạch. Đức Di Lặc (Maitreya) cũng giải thích, nếu anh đem cái trong sạch tự nhiên bỏ vào cục cứt thì cái bản tính của nó cũng khác với cục cứt, bản tính của cục cứt thì khác với bản tính trong sạch tự nhiên. Qúy vị vẫn nghe tôi đấy chứ? Giống như thế...( Xin lỗi qúy vị, ông sư Tây Tạng này không có cái gì tốt để nói --- ông ấy luôn luôn nói cái xấu !) Nhưng đây là điều quan trọng. Một cái tâm trong sạch luôn luôn hiện hữu. Một bản tính tự nhiên hay tâm bản nhiên thì luôn luôn hiện hữu. Bản tính của nó và sự trong sáng của nó luôn luôn hiện hữu. Nhưng tất cả những ý niệm của chúng ta, tất cả những chiếc mền nặng nề này đều bị ô nhiễm, đều bị nhiễm độc, chúng che lấp những giác quan của chúng ta. Nếu không, bản tính của chúng thì trong sạch; tâm bản nhiên thì trong sạch.

Trước tiên, điều này rất quan trọng, chúng ta phải nhận cho ra bản tính tự nhiên của chúng ta -nguyên tính của tâm thức- thì không hoàn toàn tiêu cực, không hoàn toàn xấu. Chúng ta phải nhận ra nó, bản tính của chúng ta hoàn toàn trong sạch, tâm bản nhiên của chúng ta thanh tịnh, hiện hữu, ngay ở đây, bây giờ.

Tâm thức của chúng ta có hai đặc tính: tương đối và tuyệt đối. Bản tính tương đối của tâm thức thì không tiêu cực, không u mê. Thí dụ, theo người Thiên chúa gíao, linh hồn của con người thì trong sạch, không có mâu thuẫn, không có xung đột, không có tham lam, sân hận và ganh ghét. Cũng giống như vậy, một cách tương đối, tâm của chúng sinh có thể đi thẳng từ cấp độ thấp nhất đến giác ngộ. Nhưng một cái tâm mâu thuẫn không thể đi như vậy được. Tâm bất mãn, tâm bận rộn không bao giờ có thể đi từng cấp độ từ thứ nhất đến thứ mười trong Thập địa Bồ tát được hay tới giác ngộ được. Như vậy bản tính của tâm thức con người, bản tính của linh hồn con người thì liên tục thăng tiến, thăng tiến, chuyển hóa. Những chiếc mền u mê lầm lạc không bao giờ thăng tiến. Mỗi lần trong sạch là mỗi lần u mê, ô nhiễm biến mất, biến mất, biến mất. Tôi hy vọng rằng qúy vị hiểu được cái đặc tính tương đối của tâm chúng ta.

Đặc tính tuyệt đối của tâm chúng ta hay của linh hồn chúng ta thì không nhị- nguyên. Cái tâm không nhị-nguyên này không bao giờ bị những cảm xúc lôi kéo hay quấy rầy. Bản tính tự nhiên của nó luôn luôn trong sạch.

Chúng ta nên hiểu rằng cái tiềm năng nguyên tử lực của mỗi người chúng ta chính là tâm thức của chúng ta. Tâm thức của chúng ta không hề bị trộn lẫn với những cái xấu, những sự kiện tiêu cực. Nó có đặc tính riêng của nó: tương đối và tuyệt đối. Tâm thức giống như đại dương. Những xung đột của cái tôi giống như những làn sóng. Tất cả những ý niệm và tất cả những mâu thuẫn giống như những làn sóng nhấp nhô trên tâm thức, ngoài tâm thức. Chúng nhấp nhô, lên xuống -- whoop, whoop! -- rồi lại trở về tâm thức.

Hình ảnh đó cho chúng ta thấy mỗi tâm thức hay mỗi linh hồn của riêng mỗi người chúng ta hoàn toàn trong sạch tự nhiên. Giống như những làn sóng trên mặt biển, chúng ta có làn sóng tham, làn sóng sân và làn sóng si. Đồng thời chúng ta cũng có khả năng làm cho tâm của chúng ta yên tịnh, không lay động, không xáo trộn, chúng ta có thể giữ tâm của chúng ta như mặt biển không có sóng. Công việc đó Phật giáo gọi là thiền định.

Tất cả những lầm lẫn, tất cả những bất mãn, tất cả những đau khổ đều đến từ những sự chuyển động, từ những động lực trong tâm của chúng ta. Qúy vị sợ ư ? Hãy thư dãn, ngồi thoải mái. Hãy nghĩ chúng ta không là người. Đó là sự thật. Nếu chúng ta nghĩ chúng ta là một người nào đó, chúng ta sẽ “khớp”. Phải không? Phải! Tốt.
Chào khách | Hiện tại:
Wap đang được hoàn thiện...
Trình duyệt khuyến nghị: UCweb UCweb

Tổng cộng: 160 khách
TOP-RATING
Mail: admin@phathoc.wap.sh
PhatHoc.Wap.Sh - PL 2559

XtGem Forum catalog