Polly po-cket
↓ Cuối trang
Phá sản lớn nhất của đời người là Tuyệt vọng.
Ủng hộ chương trình: Trái tim cho em. Soạn tin TTCE gửi 1408, mỗi tin nhắn 16,000 đồng, được chuyển tới Quỹ để hỗ trợ mổ tim nhân đạo cho trẻ em nghèo trên toàn quốc . Chi tiết: http://traitimchoem.vtv.vn
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn
Tìm kiếm:
Wap học Phật trên mobile
BÀI GIẢNG THỨ BA

Trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta đã tạo nên rất nhiều kinh nghiệm hão huyền, tại lúc chết chúng ta lại càng sản xuất ra những phản ứng sai lầm, lú lẫn. Vì càng về gìa, bốn nguyên tố càng bị chìm lặn đi, lại càng tăng thêm sự lầm lẫn, lại càng mất đi sự sáng suốt. Càng về gìa, những cảm nhận của các cơ quan trong người càng yếu đi; bốn nguyên tố bắt đầu ngưng hoạt động. Người thì mất thị giác hoặc nhìn cái này ra cái kia, người thì đi lại khó khăn hoặc không còn có sự kiểm soát bình thường.

Khi chúng tôi nói “nguyên tố đất (địa đại) chìm đi” thì chỉ là ngôn từ. Nó có nghĩa là những thành phần cứng - xương cốt trong thân thể - bắt đầu hư hoại. Những cơ quan cảm nhận của người gìa bị hư hoại, chúng không còn có khả năng nhìn rõ ràng, làm việc đúng. Nguyên tố địa đại đã bắt đầu bị suy thoái, có khi ngay cả khi còn trẻ.

Không phải chỉ có những giác quan bị suy thoái mà ngũ uẩn - những nhận thức của năm giác quan - cũng trở nên yếu dần, vì thế chúng mang lại những sự lầm lẫn và hư ảo. Ngay cả xúc giác cũng bị suy thoái, không còn cho chúng ta những khoái cảm. Khi chúng ta bị nhiễm trùng hay bị bệnh, những thứ như thức ăn, mầu sắc, hình dáng...vân vân...cũng không còn cho chúng ta những khoái cảm mà thường ngày vẫn có. Chúng ta không còn cảm giác với những đối tượng hấp dẫn, ngay cả khi đứng trước một đóa hoa tươi thắm. Bông hoa ngay ở đây mà chúng ta cũng chẳng còn hứng thú gì. Có khi nó còn làm chúng ta thêm bực mình: “ Bông hoa đỏ này đang ghét, đem vất nó đi!” Những người bị bệnh, những người bị khó chịu ở trong người thường có những phản ứng như vậy.

Sự suy thoái của tứ đại có ảnh hưởng đến tâm lý, chúng là nguyên nhân của những kinh nghiệm ở nội tâm, chúng cho những ảo ảnh, như sương khói như lửa chập chờn. Tất cả đều là những kinh nghiệm ở bên trong, ở nội tâm, không có lửa ở bên ngoài. Họ cảm thấy nóng, thấy lạnh nên họ cứ lẩm bẩm: “Hãy đổ nước đi,” hay “ Hãy dập tắt lửa đi.” Sự lầm lẫn, lẩm cẩm xẩy ra ở bên trong. Họ cảm thấy lửa đang cháy, đang thiêu đốt họ ở bên trong. Đó là những ảo cảnh đang xẩy ra ở bên trong. Họ thấy như có lửa, có nước thực sự, nên những nhận xét của tâm thức chỉ toàn là những sai lạc, huyễn ảo. Nếu chúng ta có thể tưởng tượng được những hình ảnh này, chúng ta sẽ hiểu rất rõ.

Thông thường, cái tôi của chúng ta cứ muốn nắm bắt những đối tượng. Nhưng ở thời điểm tan rã của tứ đại thì những đối tượng ở bên ngoài đều tan biến. Chúng ta chỉ thấy, chỉ kinh nghiệm những hình ảnh giả đầy huyễn ảo. Chúng ta mất hết những cái chúng ta muốn nắm bắt, muốn chiếm đoạt nên chúng ta đâm ra sợ hãi. Cùng lúc đó chúng ta cũng không còn nhận ra chúng ta nữa. Trong khi chúng ta đang cảm nghiệm sự chìm dần của tứ đại cùng những ảo ảnh của chúng để lại thì chúng ta hãy nhớ rằng năm giác quan và năm nhận thức cũng đang suy thoái. Nên biết rằng cả một đời chúng ta ôm ấp cái tôi của chúng ta thì bây giờ đây nó đang từ từ biến mất, chúng ta mất nó, chúng ta đâm ra sợ hãi, sợ hãi vô cùng. Trong đời sống thường ngày, cái tôi là bạn chí thân của chúng ta, nó luôn luôn làm cho chúng ta cảm thấy an lòng. Nhưng bây giờ, khi mà tất cả mọi sự đang tàn phai, đang tan rã thì cả bên trong lẫn bên ngoài đều cho chúng ta sự sợ hãi, chúng ta mất hết nơi bám víu, chúng ta mất hết điểm tựa, chúng ta mất hết sự an toàn.

Bằng sự thực hành thiền định, chúng ta tự giáo dục chúng ta những gì sẽ xẩy ra trong lúc chết để chúng ta nhận diện được những sự việc gây ra ảo giác trong tâm thức chúng ta. Hãy nhận biết rằng những ảo giác này không phải tự chúng mà có được và chúng ta cũng chẳng có liên hệ gì với những đối tượng hão huyền đó, nhận biết này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tính không, về sự rỗng lặng.

Chúng ta không nên nghĩ và tin rằng “CÁI-TÔI-ĐANG-CÓ-ĐÂY” là có thật. Chúng tôi cố gắng dùng những từ ngữ giáo dục như “ không có nhị-nguyên TÔI.” Chúng tôi cố gắng dồn vào qúy vị: “không có cái TÔI hiện hữu.” Chúng tôi cố gắng giải thích một cách thông minh, nhưng tại thời điểm chết sự thúc đẩy thông minh này không còn cần thiết, vì chúng ta sẽ mất cái hiện hữu của chúng ta một cách rất tự nhiên. Đó là lý do tại sao trong lúc thiền, có rất nhiều người chứng nghiệm được sự mất cái tôi của họ và họ đâm ra sợ hãi. Đó là điều rất tốt, chúng ta nên sợ !

Những ông sư Tây tạng muốn làm cho qúy vị sợ. Người Tây phương không thích sợ. Tuy nhiên, chúng tôi có tài làm cho qúy vị sợ. Đã có rất nhiều người có kinh nghiệm này. Tại sao chúng ta lại sợ khi mất một cái gì? Mất cái tôi có nghĩa là mất cái tự hữu hay mất cái ý niệm bền chắc về một cái tôi --đó là điều làm chúng ta run sợ. Cái phóng tưởng, cái vọng tưởng về một cái tôi có thật đang run sợ. Đó không phải là cái không nhị-nguyên hay cái bản tính tự nhiên của chúng ta run sợ, chính cái tâm vọng tưởng run sợ.

Trong lúc Lạt ma Je Tsong Khapa đang giảng dậy về tính không, một người đệ tử ruột của ngài ngộ tính không. Ngay trong lúc đang nghe giảng, ông ta run lên vì ông ta cảm thấy mình biến mất, hoàn toàn biến mất. Nên ông ta liền ôm lấy chính ông ta và cả người ông ta rung lên. Lắng nghe sự giảng dậy về tính không và chứng nghiệm về tính không đến cùng một lúc. Nên có những sự kiện như vậy. Do đó sự khám phá ra bản tính tự nhiên của chúng ta sẽ phá đổ tất cả những ý niệm vững chắc về một cái tôi huyễn ảo.

Bên Tây phương có rất nhiều nghĩa khác nhau về từ ngữ “ Mất cái tự ngã, mất cái tôi.” Có hàng trăm lối giải thích khác nhau về chữ “ Self, tôi, thằng tôi, cái bản ngã, tự ngã, ích kỷ, của tôi, tự tôi, chính tôi,......TÔI ! ” Bởi vì đã có những tiền ý niệm nên chúng ta nhất định bản tính của chúng ta “ Tôi là thế này ! ” Chúng ta tự cho nó thường hằng bất biến, không bao giờ mất, tự có như vậy đời đời kiếp kiếp. Tương tự như vậy, khi người Thiên Chúa giáo diễn tả về linh hồn, họ đã sáng tạo nên một cái tôi, họ nghĩ, “Tôi thế này, thế kia, đây là tôi.” Họ có một tiền ý niệm rất mạnh mẽ về họ là ai, họ là cái gì. Cái “tôi ” này không hiện hữu, không có, nó chỉ là một phóng tưởng về một cái tôi của riêng anh.

Thí dụ, khi một người tự giới thiệu họ, bằng cách nói, “ tôi như vậy đó, là chồng của một bà như vậy đó, ” ông ta trình diện một khái niệm về cái tôi của ông ta như là một người chồng tự hiện hữu. Do đó ông ta tự coi ông ta một cách vững chắc là người chồng như vậy và ngay khi đó ông ta xây dựng, ông ta phóng chiếu hình ảnh người vợ của ông ta cũng phải như vậy. Oâng ta trình diện ông ta trong chiều hướng đó và tin tưởng rằng “ vợ tôi cũng phải như vậy, một người vợ tự hiện hữu như vậy.” Kết qủa, ý niệm này đã mang đến toàn là đau khổ. Cho tới khi nào sự có mặt của tôi còn tùy thuộc vào sự có mặt của vợ tôi, sự hiện hữu của vợ tôi còn lệ thuộc vào sự hiện hữu của tôi thì khi vợ tôi mất đi tôi cũng phải mất đi ! Qúy vị có hiểu không? Vậy, khi ông ta cho ông ta là một người chồng như thế nào thì ông ta cũng phóng tưởng người vợ phải như vậy. Rồi khi ông ta không được là người chồng như vậy, người vợ của ông ta không như ông ta tưởng, nó khác, nó thay đổi, nó luôn luôn thay đổi mỗi ngày, ông ta liền nổi cáu với thực tại, ông ta liền nổi sùng với sự thật.
Chào khách | Hiện tại:
Wap đang được hoàn thiện...
Trình duyệt khuyến nghị: UCweb UCweb

Tổng cộng: 143 khách
TOP-RATING
Mail: admin@phathoc.wap.sh
PhatHoc.Wap.Sh - PL 2559