XtGem Forum catalog
↓ Cuối trang
Ngu dốt lớn nhất của đời người là Dối trá.
Ủng hộ chương trình: Trái tim cho em. Soạn tin TTCE gửi 1408, mỗi tin nhắn 16,000 đồng, được chuyển tới Quỹ để hỗ trợ mổ tim nhân đạo cho trẻ em nghèo trên toàn quốc . Chi tiết: http://traitimchoem.vtv.vn
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn
Tìm kiếm:
Wap học Phật trên mobile
Thiền Giả Trí Hoàng, tham học với Ngũ Tổ, tự cho mình đã được chánh thọ (chánh định), bèn chấp ngồi mãi trong am hơn hai mươi năm. Ðệ tử của Sư là Huyền Sách hành cước đến Hà Bắc, nghe tên Trí Hoàng, liền đến am hỏi thăm. Ông ở đây làm gì? Hoàng nói: Nhập định. Sách hỏi: Ông nói nhập định, là có tâm nhập hay là không tâm nhập? Nếu nói không tâm nhập thì tất cả loài vô tình, cây cốingói đá đều phải được định; nếu nói có tâm nhập thì tất cả loài hữu tình cũng đều được định. Hoàng nói: Ta đang lúc nhập định chẳng thấy có cái tâm CÓ và KHÔNG. Sách nói: Chẳng thấy có cái tâm CÓ và KHÔNG tức là thường định, đâu có xuất nhập? Hễ có xuất nhập thì chẳng phải đại định. Hoàng không trả lời được, một lúc sau mới hỏi: Thượng Tọa nối pháp ai? Sách nói: Thầy tôi là Tào Khê Lục Tổ Ðại Sư. Hoàng hỏi: Lục Tổ lấy gì làm thiền định? Sách nói: thầy tôi nói: tự tánh huyền diệu trạm nhiên, viên tròn tịch diệt, thể dụng như như, ngũ uẩn vốn không, lục trần phi thật, chẳng xuất chẳng nhập, chẳng định chẳng loạn, tánh thiền vô trụ, chẳng trụ nơi thiền tịch, tánh thiền vô sanh, chẳng khởi thiền tưởng (chẳng tác ý cho là thiền), tâm như hư không, cũng chẳng có cái số lượng của hư không. Hoàng nghe nói như vậy bèn đến lễ Sư. Sư hỏi: Thượng Tọa từ đâu đ��n? Hoàng thuật lại nhân duyên gặp Huyền Sách. Sư nói: Thật đúng như Huyền Sách nói. Ngươi hễ tâm như hư không, chẳng chấp vào không, ứng dụng vô ngại, động tịnh vôtâm (chẳng tác ý), thánh phàm đều quên, năng sở đều diệt, tánh tướng như như, thì không lúc nào chẳng phải định vậy. Trí Hoàng do đó đại ngộ, cái tâm sở đắc từ hai mươi năm đến nay đều tan rã chẳng còn hình bóng. Sau từ giã Sư về nơi Hà Bắc hoằng pháp, khai hoá tứ chúng. Có một đồng tử tên là Thần Hội, họ Cao, ở Tương Dương. Lúc mười ba tuổi từ chùa Ngọc Tuyền đến tham lễ. Sư nói: Tri thức từ xa đến khổ nhọc, có đem theo cái bản lai đ��n chăng? Nếu có bản lai thì phải biết chủ nhơn, thử nói xem! Hội đáp: Lấy vô trụ làm bản,cái thấy tức là chủ. Sư nói: Sa di này hay nói càn! Hội lại hỏi: Hoà Thượng toạ thiền thấy hay chẳng thấy? Sư cầm cây gậy đánh cho ba cái, hỏi: Ta đánh ngươi có đau hay chẳng đau? Ðáp: Cũng đau cũng không đau. Sư nói: Ta cũng thấy cũng chẳng thấy! Hỏi:Thếnào là cũng thấy cũng chẳng thấy? Sư nói: Cái thấy của ta, thường thấy lỗi của tự tâm, chẳng thấy phải quấy tốt xấu của người, cho nên cũng thấy cũng chẳng thấy. Ngươi nói cũng đau cũng chẳng đau là thế nào? Nếu chẳng đau thì đồng với cỏ đá, nếu đau thì đồng với phàm phu, liền khởi sân hận. Ngươi vừa hỏi thấy, không thấy là nhị biên (đối đãi), nói đau, không đau là sanh diệt, tự tánh ngươi còn chẳng tự thấy mà dám đùa người khác! Thần Hội bèn lễ bái cầu xin sám hối. Sư lại nói: Ngươi nếu tâm mê chẳng thấy,cần phải hỏi thiện tri thức để chỉ đường, ngươi nếu tâm ngộ tức tự th��y tánh, phải y pháp tu hành. Nay ngươi mê chẳng thấy tự tâm, lại đến hỏi ta thấy hay không thấy, ta thấy tự ta biết, chẳng dính dáng cái mê của ngươi, ngươi nếu tự thấy, cũng chẳng dínhdáng cái mê của ta, sao chẳng tự thấy tự biết, mà lại hỏi ta thấy hay chẳng thấy! Thần Hội lại lễ thêm hơn trăm lạy, xin sám hối tội lỗi, ân cần hầu hạ bên Sư chẳng rời. Một hôm Sư bảo chúng: Ta có một vật, chẳng đầu chẳng đuôi, chẳng danh chẳng tự, chẳnglưng chẳng mặt, các ngươi có biết chăng? Thần Hội bèn ra nói: Ấy là bổn nguyên của chư Phật, Phật tánh của Thần Hội. Sư nói: Ðãnói với ngươi là chẳng danh chẳng tự, ngươi bèn gọi là bổn nguyên Phật tánh, ngươi sau này dẫu cho có ra hoằng pháp cũng chỉ thành một môn đồ tri giải mà thôi. Sau khi Lục Tổ viên tịch, Thần Hội vào trong Kinh thành Lạc Dương, rộng truyền đốn giáo của TàoKhê, soạn bộ Hiển Tông Ký, thịnh hành nơi đời, hiệu là Hà Trạch Thiền Sư. Tăng hỏi Sư: Ý chỉ của Huỳnh Mai người nào được? Sư đáp: Người hiểu Phật pháp được. Hỏi: Hoà Thượng có được chăng? Ðáp: Ta chẳnghiểu Phật pháp. Một hôm, Sư muốn giặt cái y của Ngũ Tổ truyền thọ mà xung quanh không có suối tốt, nên đi đến cách sau chùa năm dặm, thấy có núirừng xanh biếc, thoại khí vòng quanh (thoại khí là triệu chứng tốt lành hiện trên không khí, nhưng phải là người có pháp nhãn mới thấy được.) Sư dộng tích trượng xuống đất, nước suối ngay đó trào ra, chảy thành cái ao. Sư quỳ trên đá mà giặt y. Có vị Tăngở Tây Thục tên là Phương Biện đến lễ Sư, Sư hỏi: Thượng Tọa làm nghề gì? Ðáp: Thợ đắp tượng. Sư nghiêm mặt lại nói: Ngươi thử đắp ta xem! Biện ngơ ngác, qua mấy ngày sau đắp xong chơn tượng, cao bảy tấc, nét mặt tánh tình đều được tỏ bày khéo léo. Sư cườinói: Ngươi khéo tánh đắp tượng mà chẳng hiểu tánh Phật. Sư rờ đầu thọ ký, dặn phải trọn làm phước điền cho trời người; rồi lấy y mà tr�� công. Biện chia y làm ba phần: một phần đắp lên pho tượng, một phần tự giữ lấy, một phần lấy lá cây kè gói lại, xong chôn dưới đất, nguyện rằng: Cho tôi đời sau được y này, làm trụ trì nơi đây, xây dựng lại chùa chiền. Ðến năm thứ tám, niên hiệu Gia Hữu đời Nhà Tống (1056-1063, cách đó 380 năm), có vị Tăng tên là Duy Tiên đến đó tu sửa lại chùa chiền, đào đ��t được y còn như mới. Pho tượng của Sư còn giữ ở chùa Cao Tuyền. Có vị Tăng đem bài kệ của Ngọa Luân thiền sư lập l��i với Sư, Kệ rằng: Ngọa Luân hữu kỹ lưỡng, Năng đoạn bá tư tưởng. Ðối cảnh tâm bất khởi, Bồ đề nhựt nhựt trưởng. Dịch nghiã: Ngoạ Luân có bản lãnh, Dứt được trăm tư tưởng. Ðối cảnh tâm chẳng khởi, Bồ đề luôn luôn trưởng. Sư nghe xong nói: Kệ này chưa rõ tâm địa, nếu theo đó mà hành thì lại thêm trói buộc. Do đó khai thị một bài kệ: Huệ Năng một kỹ lưỡng, Bất đoạn bá tư tưởng. Ðối cảnh tâm số khởi, Bồ đề tác ma trưởng. Dịch nghiã: Huệ Năng không bản lãnh, Chẳng dứt trăm tư tưởng. Bồ đề làm sao trưởng!
Chào khách | Hiện tại:
Wap đang được hoàn thiện...
Trình duyệt khuyến nghị: UCweb UCweb

Tổng cộng: 141 khách
TOP-RATING
Mail: admin@phathoc.wap.sh
PhatHoc.Wap.Sh - PL 2559