Wap học Phật trên mobile
Tăng Trí Thường, người ở Quí Khê tỉnh Tín Châu, xuất gia lúc còn nhỏ tuổi, quyết chí cầu kiến tánh. Một hôm đến tham lễ, Sư hỏi:Ngươi từ đâu đến, muốn cầu việc gì? Ðáp: Ðệ tử gần đây đến núi Bạch Phong ở Hồng Châu lễ Hoà Thượng Ðại Thông, nhờ chỉ dạy cái diệu nghiã kiến tánh thành Phật, nhưng chưa hết nghi ngờ, nên từ xa đến đảnh lễ, mong Hoà Thượng khai thị. Sư hỏi: Hoà Thượng Ðại Thông nói thế nào? Ngươi thử nói xem. Ðáp: Trí Thường đến đó trải qua ba tháng chưa được chỉ dạy, trong lòng tha thiết vì Pháp, nên một hôm vào trượng thất hỏi Thế nào là bản tâm bản tánh của Trí Thường? Hòa Thượng hỏi: Ngươi thấy hư không chăng? Ðáp: Thấy. Hỏi: Ngươi thấy hư không có tướng mạo chăng? Ðáp: Hư không vô hình đâu có tướng mạo! Hòa Thượng nói: Bản tánh của ngươi cũngnhư hư không, chẳng có một vật để thấy gọi là chánh kiến, chẳng có một vật để biết gọi là chơn tri, chẳng có xanh vàng dài ngắn, chỉ thấy bổn nguyên thanh tịnh, giác thể sáng tròn, gọi là kiến tánh thành Phật, cũng gọi là tri kiến của Như Lai. Ðệ tử dù nghe nói như vậy mà tâm còn chưa lãnh hội, xin Hoà Thượng khai thị. Sư nói: Cái thuyết của Ðại Thông vẫn còn tri kiến nên khiến ngươi chẳng lãnh hội. Nay ta cho ngươi một bài kệ:
Bất kiến nhất pháp tồn vô kiến,
Ðại tự phù vân giá nhựt diện,
Bất tri nhất pháp thủ không tri,
Hườn như thái hư sanh thiểm điện.
Thử chi tri kiến miết nhiên hưng,
Thố nhận hà tằng giải phương tiện.
Nhữ đương nhất niệm tự tri phi,
Tự kỷ linh quang thường hiển hiện.
Dịch nghiã:
Chẳng thấy một pháp thành vô kiến,
Như mây đen che khuất mặt trời.
Chẳng biết một pháp thành vô tri,
Lại như hư không sanh điện chớp.
Như thế vẫn còn chấp tri kiến,
Nhận lầm chưa hiểu thấu phương tiện,
Ngươi phải trong niệm tự biết quấy,
Ánh sáng tự tánh thường hiển hiện.
Trí Thường nghe xong hoát nhiên tâm ngộ, bèn nói kệ rằng:
Vô đoan khởi tri kiến,Trước tướng cầu bồ đề.
Tình tồn nhất niệm ngộ.
Ninh việt tích thời mê.
Tự tánh giác nguyên thể,
Tùy chiếu uổng thiên lưu.
Bất nhập Tổ Sư thất,
Mang nhiên thú lưỡng đầu.
Dịch nghiã:
Khi không khởi tri kiến,
Chấp tướng cầu Bồ đề.
Tình chấp một niệm ngộ,
Khó siêu nhiều kiếp mê.
Bản thể tự tánh giác,
Tùy chiếu vọng lưu chuyển.
Chẳng vào thất Tổ sư,
Si mê chạy hai đầu. (Hai đầu: nhị biên, tức là biên kiến).
Một hôm Trí Thường hỏi Sư: Phật thuyết pháp tam thừa, lại thuyết tối thượng thừa là thế nào? Ðệ tử chưa rõ, xin Thầy dạy bảo. Sưnói: Ngươi chỉ nên tự xét bản tâm, chớ chấp trước pháp tướng bên ngoài, pháp chẳng bốn thừa, tâm ngươi tự có sai biệt: Thấy nghe tụng niệm là tiểu thừa; ngộ pháp hiểu nghiã là trung thừa; y pháp tu hành là đại thừa; vạn pháp thông đạt, vạn pháp đầy đủ, tất cả chẳng nhiễm, lià các pháp tướng, trọn vô sở đắc, gọi là tối thượng thừa. Thừa nghiã là hành, chẳng ở nơi tranh biện, ngươi nên tự tu, chớ hỏi ta vậy, trong bất cứ lúc nào, tự tánh tự như như. Trí Thường lễ tạ, làm thị giả trọn đời Sư.
Tăng Chí Ðạo, người Nam Hải tỉnh Quảng Châu, đến xin chỉ dạy: Ðệ tử từ lúc xuất gia đến nay, xem Kinh Niết Bàn đã hơn mười năm nhưng chưa rõ đại ý, xin Hoà Thượng chỉ dạy. Sư hỏi: Ngươi chưa rõ chỗ nào? Chí Ðạo nói: Các hạnh vô thường là pháp sanh diệt, sanh diệt diệt xong, tịch diệt làm vui (lạc đức). Ðệ tử nghi ngờ chỗ nầy. Sư hỏi: Ngươi nghi ngờ cái gì? Ðáp: Tất cả chúng sanh cóhai thân, gọi là sắc thân và pháp thân. Sắc thân vô thường, có sanh có diệt, pháp thân có thường, chẳng tri chẳng giác. Kinh nói sanh diệt diệt xong, tịch diệt làm vui, chẳng biết thân nào tịch diệt, thân nào được vui? Nếu nói s��c thân được vui, sắc thân lúc diệt thì tứ đại tan rã, toàn thể là khổ, khổ chẳng thể nói là vui. Nếu pháp thân tịch diệt thì đồng như cây cỏ ngói đá, ai mà được vui? Lại pháp tánh là cái thể của sanh diệt, ngũ uẩn là dụng của sanh diệt, một thể năm dụng, sanh diệt là thường, sanh thì từ thể khởi dụng, diệt thì nhiếp dụng trở về thể. Nếu cho sanh nữa tức là loài hữu tình chẳng đoạn chẳng diệt; nếu chẳng cho sanh nữa thì vĩnh viễn tịch diệt, đồng với loài vô tình, như thế thì tất cả các pháp đều bị Niết Bàn ngăn cấm, sanh còn chẳng được, có gì là vui? Sư nói: Ngươi là Phật tử, sao lại học tà kiến ngoại đạo, chấp đoạn chấp thường mà luận bàn pháp tối thượng thừa! Theo lời ngươi nói thì ngoài sắc thân lại có pháp thân, lià sanh diệt cầu nơi tịch diệt, lại cho thường đức, lạc đức của NiếtBàn là có thân để thọ dụng, ấy đều là mê chấp và ham tiếc sanh tử, đam mê sự vui của thế gian. Ngươi nay nên biết, Phật vì tất cả người mê, nhận lầm ngũ uẩn hoà hợp là tướng tự thể, lầm cho tất cả pháp là tướng ngoại trần, tham sống sợ chết, niệm niệm trôi lăn trong lục đạo, chẳng biết đều như mộng huyễn hư giả, uổng chịu luân hồi, đem thường đức, lạc đức c���a Niết Bàn trở thành tướng khổ, suốt ngày tìm cầu. Phật vì thương xót cho những người này, nên khai thị chơn lạc của Niết Bàn, sát na chẳng có tướng sanh, sát na chẳng có tướng diệt, cũng chẳng có sanh diệt để diệt, ấy tức là tịch diệt hiện tiền. Ðang lúc hiện tiền, cũng chẳng có số lượng hiện tiền, nghiã là chẳng có một tí khái niệm nào về không gian, thời gian, và số lượng của tịch diệt hiện tiền, mới gọi là thường đức, lạc đức, nghiã là chơn vui. Vui này chẳng có kẻ thọ dụng, cũng chẳng có kẻ không thọ dụng, há có cái tên gọi một thể năm dụngế sao! Huống là còn nói Niết Bàn ngăn cấm các pháp khiến cho chẳng sanh, ấy là phỉ báng Phật pháp.