Teya Salat
↓ Cuối trang
Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân ngã chưa xả.
Ủng hộ chương trình: Trái tim cho em. Soạn tin TTCE gửi 1408, mỗi tin nhắn 16,000 đồng, được chuyển tới Quỹ để hỗ trợ mổ tim nhân đạo cho trẻ em nghèo trên toàn quốc . Chi tiết: http://traitimchoem.vtv.vn
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn
Tìm kiếm:
Wap học Phật trên mobile
Hãy nghe kệ đây: Vô thượng Ðại Niết Bàn, Viên minh thường tịch chiếu. Phàm ngu vị chi tử, Ngoại đạo chấp vi đoạn. Chư cầu nhị thừa nhân. Mục dĩ vi vô tác. Tận thuộc tình sở kế, Lục thập nhị kiến bản. Vọng lập hư giả danh, Hà vi chơn thật nghiã. Duy hữu quá lượng nhơn, Thông đạt vô thủ xả. Dĩ tri ngũ uẩn pháp, Cập dỉ uẩn trung ngã, Ngoại hiện chúng sắc tượng, Nhất nhất âm thanh tướng, Bình đẳng như mộng huyễn, Bất khởi phàm thánh kiến, Bất tác Niết Bàn giải, Nhị biên tam tế đoạn. Thường ứng chư căn dụng, Nhi bất khởi dụng tưởng. Phân biệt nhất thiết pháp, Bất khởi phân biệt tưởng. Kiếp hỏa thiêu hải để, Phong cổ sơn tương kích. Chơn thường tịch diệt lạc, Niết Bàn tướng như thị. Ngô kim cưỡng ngôn thuyết, Linh nhữ xã tà kiến. Nhữ vật tuỳ ngôn giải, Hứa nhữ tri thiểu phần. Dịch nghiã: Vô thượng đại Niết Bàn, Sáng tròn thường tịch chiếu, Phàm phu gọi là chết, Ngoại đạo chấp đoạn diệt. Những người tu nhị thừa, Cho đó là vô tác. Thảy đều do tình thức, Sáu mươi hai kiến chấp. (1) Vọng lập tên hư giả, Ðâu phải nghiã chơn thật. Chỉ có người kiến tánh, Thông đạt chẳng lấy bỏ, Vì biết pháp ngũ uẩn. Với cái ngã trong uẩn, Cả hiện tượng thế giới, Mỗi sắc tướng âm thanh, Bình đẳng như mộng huyễn, Chẳng phân biệt thánh phàm, Chẳng cho là Niết Bàn. Nhị biên tam tế dứt. (Nhị biên: đối đãi biên kiến; tam tế: quá khứ hiện tại, vị lai). Thường ứng các căn dụng, (2) Mà chẳng khởi dụng tưởng, Phân biệt tất cả pháp, (3) Chẳng khởi phân biệt tưởng. Niết Bàn vốn phi vật, Lửa gió đụng chẳng được. Chơn vui thường tịch diệt, Tướng Niết Bàn như thế, Nay ta gượng nói ra, Khiến ngươi bỏ tà kiến. Chớ hiểu theo lời nói, Mới cho biết ít phần. Chí Ðạo nghe xong đại ngộ, vui mừng đảnh lễ lui ra. GHI CHÚ : (1) 62 kiến chấp: Tứ cú x ngũ uẩn = 20, 20 x tam tế = 60, 60 + thêm Hữu và Vô (nguồn gốc của tất cả nhị biên đối đãi) = 62. Tất cả kiến chấp đều không ở ngoài 62 kiến chấp này. (2) Thường ứng các căn dụng, mà chẳng khởi dụng tưởng: Thường ứng là tả sự dụng của tự tánh chẳng tác ý, như bóng hiện trong gương, luôn luôn như thế. Ví như dùng cơm chỉ là dùng cơm, chẳng có năng sở, nên nói Thường ứng các căn dụng, mà chẳng khởi dụng tưởng. Còn dụng tưởng thì có tác ý, nên có năng sở, cho ta là năng dùng, cơm là sở dùng. (3) Phân biệt tất cả pháp, chẳng khởi phân biệt tưởng: Phân biệt tất cả pháp mà chẳng tác ý ví như cơm chỉ là cơm, nước chỉ là nước, còn phân biệt tưởng là có tác ý, nên có cơm ngon cơm dở, nước trong nước đục. Hành Tư Thiền Sư, họ Lưu, sanh ở An Thành, tỉnh Kiết Châu. Nghe nói Tào Khê giáo pháp thịnh hành, bèn đến tham lễ, hỏi: Nên làm việc gì để khỏi lọt vào giai cấp? Sư hỏi: Ngươi đã từng làm việc gì? Ðáp: Thánh đế cũng chẳng làm. Sư hỏi: Lọt vào giai cấp nào?Ðáp: Thánh đế còn chẳng làm, giai cấp nào mà có! Sư rất trọng, cho là pháp khí, cho làm quản chúng. Một hôm Sư nói: Ngươi nên hoá độ một nơi, chớ cho đoạn dứt giáo pháp đốn ngộ này. Hành Tư Thiền Sư đã đắc pháp, bèn về núi Thanh Nguyên ở Kiết Châu hoằng pháp, sau được vua sắc phong, hiệu là Hoằng Tế Thiền Sư. Hoài Nhượng Thiền Sư, họ Ðỗ ở Kim Châu. Lúc ban đầu đến lễ An Quốc Sư ở Tung Sơn, An Quốc Sư sai đến Tào Khê tham vấn. Nhượng đến lễ bái. Sư hỏi: Từ đâu đến? Ðáp: Tung Sơn. Sư hỏi:Cái vật gì mà đến như vậy? Nhượng trả lời chẳng được, nổi nghi tình trải quatám năm, sau nói với Sư: Nói tựa như một vật thì chẳng đúng. Sư hỏi: Còn có thể tu chứng chăng? Ðáp: Tu chứng thì chẳng phải không, ô nhiễm thì chẳng thể được. Sư ấn chứng rằng: Chỉ cái chẳng ô nhiễm này chư Phật đều hộ niệm, ngươi đã như vậy, ta cũng nhưvậy. Nhượng hoát nhiên đại ngộ, bèn làm thị giả bên Sư mười lăm năm, ngày càng thấu triệt huyền chỉ thâm sâu. Sau đến núi Nam Nhạc, rộng truyền Thiền Tông, được vua sắc phong, hiệu Ðại Huệ Thiền Sư. Vĩnh Gia Huyền Giác Thiền Sư, họ Ðới quê ở Ôn Châu. Thuở nhỏ tu học Kinh Luận, chuyên về pháp môn chỉ quán của Thiên Thai Tông, nhân xem Kinh Duy Ma Cật phát minh tâm địa (kiến tánh). Bỗng gặp đệ tử của Sư là Huyền Sách đến thăm, luận đàm với nhau; thấy lời nói của Huyền Giác khế hợp với Chư Tổ, Huyền Sách hỏi: Thượng Tọa đắc pháp nơi Thầy nào? Ðáp: Tôi nghe giảng Kinh Luận Ðại Thừa, mỗi mỗi đều có Thầy truyền thừa, sau xem Kinh Duy Ma Cật ngộ tự tâm Phật, nhưng chưa có Thầy ấn chứng. Huyền Sách nói: Trước thời Phật Oai Âm Vương thì được, sau thời Phật Oai Âm Vương, không Thầy mà tự ngộ, ấy đều là thiên nhiên ngoại đạo. Giác nói: Vậy xin nhờ Thượng Tọa vì tôi ấn chứng. Sách nói: Lời tôi chẳng đáng kể, ở Tào Khê nay có Lục Tổ Ðại Sư, các nơi đều tụ tập đến đóđể thọ pháp, hễ đi thì cùng nhau đi. Huyền Giác bèn cùng với Huyền Sách đến tham vấn. Khi đến gặp Sư, Huyền Giác đi nhiễu ba vòng rồi đứng lại chống tích trượng. Sư nói: Bậc Sa môn phải đầy đủ ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh, Ðại Ðức từ đâu đến mà sanh đại ngã mạn! Giác đáp: Sanh tử việc lớn, vô thường nhanh chóng.Sư nói: Sao chẳng th�� cứu (tham cứu) cái pháp vô sanh, liễu ngộ cái chẳng nhanh chóng ấy ư? Ðáp: Thể tức vô sanh, liễu vốn chẳng chóng. Sư bèn ấn chứng: Ðúng thế, đúng thế! Lúc bấy giờ Huyền Giác mới trang nghiêm lễ bái, giây lát sau liền từ giã. Sư nói: Sao về chóng thế? Ðáp: Tự vốn chẳng động, há có chóng sao?" Sư hỏi: Ai biết chẳng động? Ðáp: Hoà Thượng tự sanh phân biệt. Sư nói: Ngươi thật được ý vô sanh. Ðáp: Vô sanh há có ý sao? Sư hỏi: Không ý ai biết phân biệt? Ðáp: Phân biệt cũng chẳng tác ý. Sư nói: Lành thay! Hãy ở lại một đêm. Người thời ấy tôn Huyền Giác là Nhất Túc Giác. Về sau Giác soạn bài Chứng Ðạo Ca thịnh hành khắp thế gian. Sau được sắc phong là Vô Tướng Ðại Sư, người đời tôn là Chơn Giác.
Chào khách | Hiện tại:
Wap đang được hoàn thiện...
Trình duyệt khuyến nghị: UCweb UCweb

Tổng cộng: 166 khách
TOP-RATING
Mail: admin@phathoc.wap.sh
PhatHoc.Wap.Sh - PL 2559