Hồi đời Lục Triều, Đức Di Lặc lại ứng tích làm phó Đại sĩ ở tại Chùa Song Lâm một thời kỳ nữa.
Khi Ngài ra mắt Lương Võ Đế, vua liền hỏi Ngài rằng: “Xin Đại sĩ cắt nghĩa cho quả nhơn nghe làm sao kêu là : Đạo?”
Ngài liền bạch rằng: “Tâm thiệt là Đạo”, tôi xin chứng nghiệm như vầy, thì bệ hạ đủ hiểu.
Khi bệ hạ chưa lên ngự tại điện này, trong tâm lúc ban đầu chưa khởi niệm, bổn trí vẫn tự nhiên mà được diệu tịnh quang huy, sáng suốt hiện buổi nay, rực rỡ đến thuở trước, và đầy lấp tất cả cõi Thái hư, cái tịnh quang ấy muôn đời không sanh, vĩnh kiếp không diệt, chẳng phải Thánh mà cũng chẳng phải Phàm, không thúc phược mà cũng không giải thoát.
Đó là tâm thể rất mầu nhiệm và rất vắng lặng. Ngoài cái tâm không có đạo gì riêng khác, và ngoài đạo cũng không có tâm nào phân biệt nữa, vì thế cho nên mới gọi: “tâm là đạo”.
Vua Võ Đế lại hỏi nữa rằng: “Vậy chớ Đại sĩ có tôn ai làm Thầy hay không?”
Ngài bạch rằng: “Thầy thì không có ai là Thầy của bần đạo, còn tôn thì bần đạo cũng không có tôn ai, đến việc tùng sự, thì cũng không có tùng sự với người nào cả”.
Vua Võ Đế nghe Ngài nói như vậy, thì biết là một vị Bồ Tát lâm phàm, nên càng tôn trọng Ngài một cách rất đặc biệt.
Đoạn Ngài lại thưa với Vua rằng: “Bệ hạ ngày nay mà đặng hưởng điều tôn vinh như vầy, nguyên nhân cũng là một vị Bồ Tát hạ trần mà cứu thế.
Vậy xin Bệ hạ phải mở thông ý địa, nên tự lượng nơi mình, tâm để cho thanh tịnh, đừng trước nhiễm vật gì, lấy đó làm căn bản, cần nhứt phải dùng chỗ hư linh làm cơ sở, lấy sự vô tướng làm nguyên nhơn, nguyện vọng chí thành cầu cho đạt tới chỗ Niết bàn mà làm cực quả.
Nếu bệ hạ thi thố những phương pháp trị quốc, thì phải dùng chánh pháp mà sửa trị trong thế gian, và thi hành những điều nhơn đức, đặng làm cho lê dân cảm hóa.
Trong triều thì trọng dụng những người hiền tài mà trừ khử mấy kẻ cưu lòng gian nịnh, còn ngoài thì thi nhơn chánh đến kẻ quan quả, cô độc, bỏ những hình phạt trừng trị nặng nề, và ban chánh lịnh cho có nghiêm minh trật tự. Nếu Bệ hạ trị vì trong thiên hạ, thi nhơn bố đức được như thế, thì kẻ xa người gần đều gội nhuần ơn đức vô cùng vô tận. Chừng đó việc can qua phải dứt, mà trong đội ngũ lại ninh bình, thì ngôi trời được hùng tráng mà an hưởng cuộc thái bình. Nếu chánh sách thi thố được công hiệu như thế, thì Bệ hạ thiên cơ đã thần diệu, lại còn nối ngôi quốc tổ được lâu dài nữa. Đó là bần đạo hi vọng sao cho Bệ hạ được như vậy”.
Có một ngày kia, ông Lưu Trung Thừa ngồi tại chỗ trạm dịch với Ngài, thoạt thấy có Thánh giá vừa đến, liền lật đật đứng dậy làm lễ, còn Ngài ngồi yên lặng một chỗ.
Khi Thánh giá qua khỏi rồi, ông Lưu Trung Thừa bèn hỏi Ngài rằng: “Theo ý tôi tưởng, Ngài chẳng chịu làm tôi với Thiên tử, không muốn làm bạn với Chư hầu, cớ sao mà lại ngã mạn như vậy, xin Ngài nói cho tôi rõ”.
Ngài liền đáp rằng: “Để bần đạo giải cho ông rõ. Phàm việc kỉnh mà biểu lộ ra hình tướng, thì không có tánh kỉnh, còn bề ngoài chẳng cử động sự kỉnh về lễ nghe tham bái, thì thiệt trong tâm có ẩn điều kỉnh vô giá. Bần đạo thấy Thánh giá mà động thân, thì pháp địa tự nhiên cũng rúng động. Hễ pháp địa rúng động, thì tất cả các pháp cũng chẳng an nhẫn, nếu các pháp chẳng an nhẫn, tức là không có kỉnh, nên bần đạo vẫn ngồi tự nhiên là vậy đó”.
Ông Lưu Trung Thừa nghe Ngài nói như thế, thì rất kỉnh phục.
Vua Lương Võ Đế biết Ngài là một vị Bồ Tát tái lai, nên thiết lập một chỗ pháp hội rất nghiêm trang, rồi thỉnh Ngài lên diễn kinh cho bá tánh nghe.
Khi trần thiết xong rồi, Ngài lên ngồi trên pháp tòa, lẳng lặng làm thinh được giây phút, chớ không nói một lời chi cả.
Trong đám người đến nghe kinh đó, có một vị Thái tử thấy vậy mới hỏi Ngài rằng: “Thưa Ngài! Đáng lẻ chỗ Chư Thiên nhơn cưu hội đây, Ngài phải giảng giải cho mọi người rõ thấu lẽ chơn chánh của Phật, đặng nhờ đó mà tu học mới phải, cớ sao Ngài làm thinh mà không biện luận nghĩa lý chi, lại vội xuống pháp tọa như vậy ?”
Ngài liền trả lời rằng: “Phàm việc gì nói hay là nín, đều thuộc về Phật sự cả. Như thế có phải làm đúng theo Phật lý hay không? Vậy mà ông còn buộc tôi nói năng làm chi nữa”.
Thái tử nghe mấy lời bèn làm thinh, trong lòng càng khâm phục Ngài vô cùng.
Cách ít lâu, Ngài ra mắt vua, rồi quì xuống mà tâu rằng: “Muôn tâu bệ hạ! Bần đạo có như ý bửu châu và thanh tịnh giải thoát, chiếu diệu rõ rệt đến mười phương. Nếu Bệ hạ chịu thọ lãnh mấy vật ấy, thì có ngày sẽ chứng đến quả Bồ đề. Vả lại các pháp chẳng phải có, mà cũng chẳng phải không, phàm vật gì thuộc về hữu tình đồng quy nơi thiệt tế . Các việc trong thế gian đều là bức tranh huyễn hóa, rốt cuộc rồi hoàn về chỗ không, cũng ví như trăm sông tuy phân ra muôn dòng ngàn mạch, nhưng tóm lại cũng chảy về biển.
Pháp Thế gian và pháp Xuất thế gian cũng chẳng qua là lý chơn như. Vì lý chơn như thiệt không có sanh và không có diệt, nên không có Niết bàn, tam thế cũng bình đẳng, mười phương đều thanh tịnh. Nếu lấy phần thanh tịnh bình đẳng ấy làm sự nhiêu ích cho các giống hữu tình, thì được đồng lên bờ giác ngạn.
Nếu chỗ sắp đặt phương pháp đặng như thế, thì cuộc trị bình trong thiên hạ sẽ hóa ra cảnh giới trang nghiêm. Đó là Bệ hạ dùng diệu pháp mà tế độ nơi đời, được như vậy thì các khác nào như một vị Từ Bi Vương tái thế”.
Vua Lương Võ Đế nghe mấy lời của Ngài biện giải, càng thêm tôn sùng kính trọng hơn nữa.
Khi Ngài ở tại Chùa Song Lâm, thấy Kinh tạng chứa đầy, Ngài biểu mấy đạo chúng đem từ cuốn mà tả ra. Bổn ý của Ngài muốn khiến cho kẻ sơ địa phàm phu nhờ công đức chuyển kinh đó mà đạt tới nơi chánh chơn của Phật.
Bởi vậy trong thiên hạ, duy có chỗ Song Lâm, thì Thiên Long thường ủng hộ, nên kinh tạng được toàn bổn mà lưu truyền đời sau.
Thoạt một ngày kia, có một làn định quang kim túc của Đức Thích Ca, mùi thơm bát ngát, từ phương đông bay đến mà nhóm nơi mình của Ngài.
Bỗng nhiên có tiếng xướng rằng: “Phó Đại Sĩ xuất hiện ra đây, là thay thế cho Đức Thích Ca mà thuyết pháp, ngồi trên chỗ Long Hoa thắng hội mà chỉ rõ cái bổn nguyện từ mẫn của Đức Văn Thù và xiển dương huệ tập phổ thế của Đức Quan Âm”.
Rõ ràng Ngài cũng như bực y vương, đại thí những lương phương diệu tể mà điều trị tất cả bịnh vô minh phiền não. Thiệt là Ngài có công phu rất lớn và nhiều phương pháp khởi tử siêu sanh.
Có một bửa kia, khí trời nóng nực, Ngài ra ngoài gành biển mà hóng mát, dòm thấy dưới mé có một vùng quanh co theo bờ, và dân cư tại đó chỉ làm được ruộng muối mà thôi. Hễ đến thời tiết mùa thu, thì nước biển tràn lên linh láng, không thế nào mà ngăn cản cho đặng.
Trình duyệt khuyến nghị: UCweb
Tổng cộng: 125 khách
PhatHoc.Wap.Sh - PL 2559