XtGem Forum catalog
↓ Cuối trang
Phá sản lớn nhất của đời người là Tuyệt vọng.
Ủng hộ chương trình: Trái tim cho em. Soạn tin TTCE gửi 1408, mỗi tin nhắn 16,000 đồng, được chuyển tới Quỹ để hỗ trợ mổ tim nhân đạo cho trẻ em nghèo trên toàn quốc . Chi tiết: http://traitimchoem.vtv.vn
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn
Tìm kiếm:
Wap học Phật trên mobile
Lý do tại sao Phật giáo Tây tạng dậy con người hiểu tiến trình của sự chết -- giải thích cái gì sẽ xẩy ra, làm thế nào để đối diện với những gì sẽ xuất hiện, làm thế nào để đương đầu với những ảo giác xung đột lẫn nhau -- là để chúng ta có thể đương đầu với chúng thay vì sợ hãi và bối rối. Trong lúc đó, chúng ta dễ dàng nhận diện được cái gì huyễn ảo là huyễn ảo, vọng tưởng là vọng tưởng, mê lầm là mê lầm.

Sau sự tàn lụi của tứ đại, khi chúng đã biến mất, chúng ta vẫn còn thể tâm thức (thân vi tế). Ngay cả khi không còn thở, thể tâm thức vẫn còn đó. Các bác sĩ Tây phương tin tưởng rằng khi chúng ta chấm dứt thở là chúng ta đã chết, rồi họ bỏ chúng ta ngay vào thùng ướp lạnh! Theo quan niệm của Phật giáo, mặc dù một người không còn thở, họ cũng vẫn còn sống và đang kinh nghiệm bốn hình ảnh: hình ảnh có mầu trắng, mầu đỏ, mầu đen và ánh sáng trong suốt. Bốn hình ảnh này xuất hiện sau khi chúng ta đã hoàn toàn ngưng thở, nó cho phép một thiền giả có thể ở trong trạng thái trong sáng này nhiều ngày, nhiều ngày, có khi cả tháng. Họ ở trong trạng thái trong sáng này, trạng thái đại lạc, tiếp xúc với sự thật của vũ trụ (của nhất thể) thay vì bị ô nhiễm.

Dĩ nhiên là người Tây phương sẽ nghĩ, “ Ồ, đây chỉ là đức tin của Phật tử, ông sư này đang nói về cái gì ông ta tin, chẳng có gì liên hệ đến chúng ta, đến những người Thụy điển.” Nhưng đây là kinh nghiệm của con người, mặc dầu nó chưa phải là kinh nghiệm của chúng ta.

Tôi đã được nghe kể về một người Pháp, ông ta đã chết và sống lại. Oâng ta không phải là người có đạo, nhưng theo bác sĩ, ông ta đã chết hai tiếng đồng hồ rồi ông ta tỉnh dậy. Oâng ta viết ra những gì ông ta đã trải qua trong khi ông ta chết. Đây là một thí dụ điển hình, ông ta không tin bất cứ một tôn giáo nào, ông ta không hề biết Phật giáo, nhưng họ xác nhận ông ta đã chết, ông ta sống lại và ông ta đã viết ra những gì ông ta đã trải qua trong lúc chết.

Dù chúng ta có tin sự giải thích của Phật giáo hay là không tin, chúng ta vẫn có thể hiểu một cách dễ dàng khi nhìn vào tiến trình đi vào giấc ngủ. Tôi nghĩ rằng bây giờ với kỹ thuật khoa học tân tiến chúng ta đã có những máy móc có thể đo, có thể quan sát được tiến trình cảm giác trong khi chết hay trong giấc ngủ. Không cần phải có những sự giải thích của Phật giáo, tôi tin tưởng rằng con người có thể phân tích những tiến trình này bằng máy móc tinh vi. Và chúng ta có thể so sánh tiến trình của giấc ngủ với tiến trình của sự chết.

Tôi nghĩ rằng đã hết giờ và tôi chắc chắn rằng tôi đã gây ra nhiều nghi ngờ cho quý vị, tốt hơn, chúng ta hãy đi vào phần hỏi và trả lời.

Thính giả: Con người chỉ có khả năng biết khi có sự so sánh giữa các sự vật --- Làm thế nào chúng ta có thể biết được nhiệt độ nếu chúng ta không có sự thay đổi, sự biến thiên của nhiệt độ? Nghĩa là cần phải có cái xấu để có thể đánh giá được cái tốt, có lẽ sự bất toàn là một phần của cái hoàn toàn trong sự sáng tạo để tạo nên sự chuyển động. Làm thế nào ngài có thể loại bỏ cái xấu để giữ lại cái hoàn toàn tốt?

Lạt ma: Chúng ta không nên quan tâm nếu không có cái xấu thì làm sao có cái tốt. Đó chỉ là một lối suy nghĩ đáng thương. Dĩ nhiên, tôi đồng ý với anh hạnh phúc hay đau khổ là những điều kiện tùy thuộc vào nhau. Anh có thể nhìn thấy rằng có những sự kiện anh có thể làm giảm bớt đau khổ mà tăng thêm hạnh phúc.

Thính giả: Xin ngài trình bày thêm một chút, có thể có sự xung đột cho một người đang theo Thiên Chúa giáo muốn đổi qua Phật giáo?

Lạt ma: Chẳng có trở ngại nào cả! Phật giáo hay Thiên Chúa giáo cũng chỉ là sự thông minh hóa mà thôi. Tại sao? Có một chút triết lý khác biệt giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo, nhưng sự khác biệt triết lý này cũng giống như sự khác biệt quần áo -- người Thụy điển mặc như quý vị đang mặc, người Tây tạng mặc như tôi đang mặc, nhưng tôi tin chắc rằng quý vị sẽ thích bơ làm từ con trâu Tây tạng cũng như tôi thích bơ của Thụy điển và sô cô la của quý vị!

Tôi có rất nhiều học trò ở Hoa kỳ, nhiều bà già là tín đồ Thiên Chúa giáo, nhưng tôi dậy họ Phật giáo: làm thế nào để thiền, đời sống là gì --- Chúng ta đối diện với cuộc đời mỗi ngày và Phật giáo là tất cả những thứ đó. Phật không chống lại Thượng đế, Thiên Chúa không chống lại Phật. Những cụ bà ở tiểu bang Indiana, Hoa Kỳ, đã 80 tuổi, nhiều lắm, họ bảo tôi, “ Phật giáo giúp tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu Kinh thánh, trước kia tôi chẳng hiểu Kinh thánh, Phật giáo đã giúp chúng tôi hiểu Kinh thánh hơn, hơn rất nhiều.”

Chúng ta luôn luôn tạo ra vấn đề, thí dụ, Phật giáo nói rằng tất cả những vấn đề của chúng ta đều do tâm của chúng ta tạo ra, Thiên Chúa giáo nói rằng Thượng đế tạo ra tất cả mọi thứ. Theo tôi vấn đề này chẳng có gì đối chọi nhau. Giáo lý của Thiên Chúa giáo nói Thiên Chúa sáng tạo ra tất cả mọi sự trên thế gian này, đó là một điều tốt cho tâm của những người Tây phương bởi vì cái tôi của người Tây phương nghĩ, “ Tôi làm tất cả mọi thứ.” Cá tính của người Tây phương quá mạnh. Tất cả những người Tây phương đều nghĩ họ là nguyên lý sáng tạo, vì thế khi họ nói. “ Thượng đế là đấng sáng tạo -- không phải anh,” sẽ giúp họ hạ thấp xuống, họ sẽ khiêm nhường hơn. Phật giáo cũng tốt; nó nói rằng tâm của chúng ta tạo ra tất cả mọi vấn đề -- anh không thể đổ lỗi cho Phật! Tôi hoàn toàn đồng ý với quan niệm này. Dĩ nhiên, tôi không được dậy bảo nhiều về Kinh thánh nhưng tôi vẫn học Kinh thánh và học một chút Phật giáo. Theo quan điểm của tôi, căn bản của Thiên Chúa giáo và căn bản của Phật giáo không có gì chống đối nhau, nó đi cùng với nhau.

Hãy lấy một thí dụ khác, những người Tây phương đã trở nên một Phật tử nói rằng, “ Phật giáo có thiền định, tôi thích như vậy. Thiên Chúa giáo không có thiền định.” Đây là một quan niệm sai lầm. Quý vị có hiểu tôi nói gì không? Có rất nhiều Phật tử Tây phương nghĩ, “ A, tôi tìm được Phật giáo, Phật giáo tốt quá, tôi có thể thiền mỗi ngày. Tôi có thể thiền về sự chết, tôi không cần đi nhà thờ, Thiên Chúa giáo không có thiền.” Họ hãnh diện với cái tôi của họ vì họ tìm thấy được Phật giáo! Đó là sai lầm. Họ đã không hiểu Thiên Chúa giáo, Thiên Chúa giáo thực sự có thiền; tội nghiệp họ, họ đã không hiểu tôn giáo riêng của đất nước họ.

Thính giả: Tại sao một đứa trẻ khóc khi nó đói, nếu nó hoàn toàn buông xả?

Lạt ma: Thật là tốt, tranh luận rất tốt. Đứa trẻ khóc vì nó đói, nó không khóc vì nó không có bồ hay nó bị bồ bỏ! Được chưa? Và đứa bé không đòi hỏi phải có sô cô la, “ A...” giống như vậy. Chúng ta khóc vì sô cô la. Anh có nghĩ rằng đứa bé có vấn đề chính trị không? Hay nó không đủ tiền lương? Phải chăng một đứa bé khóc vì mất việc hay không kiếm được việc làm? Tất cả là như vậy, có rõ ràng không quý vị?

Thính giả: Có nhiều người có những kinh nghiệm giống nhau về sự chết khi họ dùng thuốc. Ngài nghĩ thế nào?

Lạt ma: Tôi nghĩ đó là một thí dụ tốt. Đúng, đó là kinh nghiệm của con người. Tôi nghĩ điều này có thể giúp họ hiểu được rằng con người không phải chỉ có cái thân xác này mà thôi. Bên ngoài cái thân xác này còn có một cái gì khác nữa, nguyên tử lực, như tôi đã trình bày trước đây. Nguyên tử lực của con người chính là tâm thức của con người, tâm con người --chứ không phải cái xương này.

Tuy nhiên, dùng thuốc thì xấu, vì nó làm anh mất trí nhớ. Như vậy nó có tốt có xấu. Khi anh đã có kinh nghiệm rồi, đừng dùng nó nữa. Được không? Cũng như khi anh đã có kinh nghiệm với một người bồ xấu, hãy dừng lại!

Thính giả: Ngài đã nói về tứ đại không phải năm. Ngài có thể kể ra không?

Lạt ma: Đất, nước, lửa và khí (gió)

Thính giả: Ngài cũng nói về ngũ uẩn, xin ngài nói ra.

Lạt ma: Đó là: sắc, thọ, tưởng, hành và thức.

Thính giả: Ngài có thể nói về tam độc?

Lạt ma: Đó là: tham, sân và si (ngu si, vô minh)

Thính giả: Xin ngài nói về ba nguyên lý kết tập thành tứ đại.

Lạt ma: Trong Phật giáo chúng tôi không có ba nguyên lý này.

Thính giả: Tôi nghĩ rằng tâm thức trong lúc mơ thì thô kệch. Ngài nói rằng sự thông minh sẽ biến mất trong lúc mơ. Tôi muốn hiểu thêm về vấn đề này.

Lạt ma: Trước hết, khi chúng ta ngủ, rồi khi tứ đại đã chìm đi như trong tiến trình chết, chúng ta sẽ thấy ánh sáng rất trong. Rồi từ ánh sáng trong này chúng ta xuất hiện ra thân xác trong lúc mơ. Cái thân xác trong lúc mơ này giống như ở trong một câu lạc bộ về đêm của Tây phương!(mờ mờ ảo ảo) Lý do mà tôi nói nó sai khác là vì trạng thái ngủ và trạng thái mơ khác nhau. Trạng thái mơ hay thân mơ (thân xác trong lúc mơ) xuất hiện từ trong giấc mơ khi cái tâm-mơ (tâm thức trong lúc mơ) bắt đầu làm việc. Khi nguyên tố thứ nhất (địa đại) của thân-xác-mơ chìm là lúc chúng ta bắt đầu hết mơ, chúng ta trở lại trạng thái ngủ rồi đến trạng thái thức dậy. Qúy vị hiểu không? Trạng thái ngủ và trạng thái mơ là hai hiện tượng khác nhau.

Thính gỉa: Ở trong mơ, chúng ta có tạo nghiệp không?

Lạt ma: Có, có chứ. Mật tông giải thích rằng, tiến trình chết cũng giống như tiến trình đi ngủ. Từ tiến trình chết vào trong thân trung ấm (bardo, cõi trung gian sau khi chết) cũng giống như tiến trình ngủ đi vào giấc mơ, bởi vì kinh nghiệm hầu như giống nhau. Khi chết những nguyên tố (tứ đại) của cái thân xác thô kệch này bị thẩm thấu, cũng giống như khi ngủ, cái thân xác này và những ý niệm thô kệch bị thẩm thấu, có những luồng ánh sáng xuất hiện trong lúc ngủ, rồi thân vi tế xuất hiện, đó là cái thân xác trong lúc mơ. Sự kiện này giống như cái thân trong cõi bardo và những hoạt động cũng giống như những hoạt động ở cõi bardo.

Cái thân trong lúc mơ thì vi tế hơn cái thân xác thô kệch này, cái tâm trong lúc mơ cũng vi tế hơn cái tâm trong lúc tỉnh. Do đó, trong Phật giáo những thiền gỉa đã có được những kinh nghiệm của tâm trong lúc mơ trong sáng hơn để soi vào tương lai hay vào những sự kiện hơn là tâm trong lúc tỉnh. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã giải thích rằng bất cứ cái gì xẩy ra ở tâm trong lúc mơ, bất cứ hiện tượng nào hay hình ảnh nào mà chúng ta có được trong lúc mơ đều hoàn toàn có liên hệ đến lúc tỉnh, thành ra chúng ta không nên phán đoán, phê bình nó như chúng ta vẫn thường nói: đụng chạm, sờ mó sự vật trong lúc tỉnh thì thật hơn là trong lúc mơ. Chúng có giá trị như nhau.
Chào khách | Hiện tại:
Wap đang được hoàn thiện...
Trình duyệt khuyến nghị: UCweb UCweb

Tổng cộng: 135 khách
TOP-RATING
Mail: admin@phathoc.wap.sh
PhatHoc.Wap.Sh - PL 2559