↓ Cuối trang
Phá sản lớn nhất của đời người là Tuyệt vọng.
Ủng hộ chương trình: Trái tim cho em. Soạn tin TTCE gửi 1408, mỗi tin nhắn 16,000 đồng, được chuyển tới Quỹ để hỗ trợ mổ tim nhân đạo cho trẻ em nghèo trên toàn quốc . Chi tiết: http://traitimchoem.vtv.vn
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn
Tìm kiếm:
Wap học Phật trên mobile
1.41. Người nghe pháp mừng khen Nhẫn đến nói một lời Thời là đã cúng dường Tất cả Phật ba đời Người đó rất ít có Hơn cả hoa Ưu-đàm. Các ông chớ có nghi Ta là vua các pháp Khắp bảo các đại chúng Chỉ dùng đạo nhứt thừa Dạy bảo các Bồ-Tát Không Thanh-văn đệ tử 1.42. Xá-Lợi-Phất các ông! Thanh-văn và Bồ-Tát Phải biết pháp mầu này Bí yếu của các Phật Bởi đời ác năm trược Chỉ tham ưa các dục Những chúng sanh như thế Trọn không cầu Phật đạo Người ác đời sẽ tới Nghe Phật nói nhứt thừa Mê lầm không tin nhận Phá pháp đọa đường dữ Người tàm quí trong sạch Quyết chí cầu Phật đạo Nên vì bọn người ấy Rộng khen đạo nhất thừa. Xá-Lợi-Phất nên biết Pháp các Phật như thế Dùng muôn ức phương tiện Tùy thời nghi nói pháp Người chẳng học tập tu Không hiểu được pháp này Các ông đã biết rõ Phật là thầy trong đời Việc phương-tiện tùy nghi Không còn lại nghi lầm Lòng sinh rất vui mừng Tự biết sẽ thành Phật. KINH DIỆU- PHÁP LIÊN- HOA Quyển Thứ Nhất * * * * * * Một sáng chiếu phương đông, thể diệu toàn bày, chẳng phải chỗ suy lường mà suy lường được, thầm hiểu ở trong lòng, phương tiện truyền bày một đạo nhả hương trời. NAM-MÔ PHÁP-HOA HỘI-THƯỢNG PHẬT BỔ-TÁT(3 lần) Thế-Tôn hiện điềm tốt, Di-Lặc nghi tướng lành, Văn-Thù vì chúng rộng phô bày: Phật xưa phóng hào-quang. Ba phen mời đấng Pháp Vương vì nói hương Diệu-Liên. NAM-MÔ QUÁ-KHỨ NHẬT-NGUYỆT ĐĂNG-MINH PHẬT(3 lần) THÍCH NGHĨA (1) KINH: Pháp thường, mười phương ba đời các đức Phật đều nói như vậy. Nói đủ là "Khế Kinh" nghĩa là "pháp thường khế hiệp chânlý cùng khế hiệp căn cơ chúng sanh". DIỆU-PHÁP LIÊN-HOA: Pháp mầu khó nghĩ lường, thắng hơn tất cả pháp. Kinh pháp nầy là bật nhất trong kinh pháp khác của Phật nói, dụ như hoa sen, vì hoa sen sánh với hoa khác có 5 điều đặc biệt: Có hoa là có gương: nhân quả đồng thời. 1.1. Mọc trong bùn lầy mà vẫn trong sạch thơm tho. 2.2. Cọng hoa từ gốc tách riêng nhưng không chung cành với lá. 3.3. Ong và bướm không bu đậu. 4.4. Không bị người dùng làm trang điểm (xưa đàn bà Ấn-Độ quen dùng hoa kết thành tràng để đeo đội v.v...) (2) Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni. (3) Các điều vọng lầm hay làm lọt mất công đức lành. (4) Tự mình đã được thoát khỏi khổ sinh tử luân hồi. (5) BA CÕI: Cõi dục, cõi sắc, cõi vô-sắc. (6) Từ quả A-na-hàm trở xuống chưa được giải thoát còn phải học tập nên gọi "HỮU-HỌC".Quả A-la-hán đã được giải thoát, về trong Tiểu-thừa-pháp, thì không còn phải học nữa nên gọi "VÔ-HỌC". (7) Quả chứng của Phật. (8) TỒNG TRÌ: Gồm nhiếp các Pháp. (9) Tài biện luận ưa giảng nói pháp. (10) Chỗ rốt ráo, trọn vẹn, nên xong hoàn toàn. (11) Tên của vị vua 33 nước trời Đao-Lợi ở trên đỉnh núi Tu-Di. (12) Ba thứ tiếng vang dội và 3 thứ rung động của hình sắc. (13) (16) Các loài thần hầu hạ cõi Đao-Lợi. (14) Thần phi-thiên: có phước như trời mà đức kém hơn trời. (15) Chim cánh vàng (kim-sí-điểu) (17) Thần rắn. (18) 1) Trời; 2) Người; 3) A-tu-la; 4) Thú; 5) Quỉ; 6) Địa ngục. (19) Phật là vua pháp (Pháp-vương). Bồ-Tát cũng như con của Phật nên là: Pháp-vương-tử. (20) Người thọ tam quy ngũ-giới tu tại-gia gần gũi hộ thờ Tam-Bảo nên gọi cận-sự, đàn ông là Nam, đàn bà là nữ, ta quen gọi là "cư-sĩ". (21) Vô số (một số lớn). Kiếp có: Tiểu-kiếp, trung-kiếp, đại-kiếp.Một tiểu-kiếp có 16.798.000 năm.Một trung-kiếp có 20 tiểu-kiếp.Một đại-kiếp có 4 trung-kiếp: Thành, Trụ, Hoại, Không. (22) 1) Khổ-đế; 2) Tập-đế; 3) Diệt-đế; 4) Đạo-đế. (23) 1) Vô-minh- 2) Hành- 3) Thức- 4) Danh sắc- 5) Lục nhập- 6) Xúc- 7) Thọ- 8) Aùi- 9) Thủ- 10) Hữu- 11) Sanh- 12) Lão-tử. Mườihai món này làm nhân duyên lẫn nhau. (24) Cũng gọi là 6 độ: 1) Bố-thí-độ, 2) Trì-giới-độ, 3) Nhẫn-nhục-độ, 4) Tinh-tấn-độ, 5) Thiền-định-độ, 6) Trí-huệ- độ. (25) Trí của Phật. (26) 1) Đông-thắng-thần-châu. 2) Nam-thiệm-bộ-châu (quả địa-cầu), 3) Tây-ngưu-hóa-châu, 4) Bắc-câu-lô-châu. (27) Thọ-ký:Trao cho lời ghi chắc về sau, bao nhiêu năm cõi nào sẽ thành Phật hiệu là v.v... (28) Sông Hằng một con sông lớn xứ Ấn-Độ, trong sông và hai bờ có cát rất mịn, trong kinh thường dùng số cát ấy để chỉ một số đông nhiều. (29) Ông thầy dắt dẫn. (30) Thanh-văn thừa, Duyên-giác thừa, Phật-thừa. (31) Phương chước hay phương pháp tiện lợi dễ dàng. Sự tích tả KINH PHÁP HOA ÔNG NGHIÊM CUNG Nước Tàu, triều nhà Trần niên hiệu Đại-Kiến năm đầu, ở xứ Dương-Châu có ông Nghiêm-Cung tả kinh Pháp-Hoa để phân phát cho người trì tụng. Lúc đó có thần ở miếu Cung-Đình-Hồ mách mộng cho khách buôn đem hết của trong miếu đưa sang trao cho ông Cung để chi phí về việctả kinh. Lại một hôm ông Cung mang tiền ra phố mua giấy viết lỡ thiếu 3.000 đồng điếu, bỗng thấy từ trong chợ đi ra một người cầm 3.000 đồng điếu trao cho ông Cung mà nói: "Giúp ông mua giấy". Nói xong biến mất. Rốt đời Tùy, giặc cướp đến Giang-Đô đều dặn nhau không nên phạm đến xóm của ông Nghiêm Pháp-Hoa (Nghiêm-Cung). Nhờ đó mà cả xóm an-lành. Đến cuối đời Đường, nhà họ Nghiêm vẫn nối nhau tả kinh không thôi. Vậy thì tả kinh, hay in kinh công đức lớn biết dường nào, không nói đến phước báu tốt đẹp ở nhiều đời sau, mà ngay trong hiện tại cũng không thể lường được, chẳng những là mình khỏi khổ ngay mà ngay mọi người ở gần cũng được nhờ, cả Thần Thánh cũng thường theo hộ trợ như truyện ông Nghiêm-Cung đây vậy.
Chào khách | Hiện tại:
Wap đang được hoàn thiện...
Trình duyệt khuyến nghị: UCweb UCweb

Tổng cộng: 130 khách
TOP-RATING
Mail: admin@phathoc.wap.sh
PhatHoc.Wap.Sh - PL 2559

XtGem Forum catalog