↓ Cuối trang
Hãy biết ơn những người đánh đập ta, vì họ đã tiêu trừ nghiệp chướng cho ta.
Ủng hộ chương trình: Trái tim cho em. Soạn tin TTCE gửi 1408, mỗi tin nhắn 16,000 đồng, được chuyển tới Quỹ để hỗ trợ mổ tim nhân đạo cho trẻ em nghèo trên toàn quốc . Chi tiết: http://traitimchoem.vtv.vn
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn
Tìm kiếm:
Wap học Phật trên mobile
Trang chủ > Niệm Phật vấn đáp > Khai Thị Niệm Phật Với Thiền Sinh 2 - Trang 2
[< Danh mục] Trang: [1]
Lại nếu người tu ý chí không quyết định, thì không thể gìn giữ giới căn. Do ý niệm phân vân nên không thể thâu nhiếp thân và khẩu. Kinh nói: 'Thà lấy nước đồng sôi rót vào miệng, nguyện không để miệng phá giới nầy thọ các thức ăn uống của tín tâm đàn việt. Thà dùng lưới sắt nóng quấn thân thể mình, nguyện không để thân phá giới nầy thọ những y phục của tín tâm đàn việt.' Phương chi, do các giới không trang nghiêm, nên tâm càng vọng động; nhân sự vọng động ấy mà phần chuyên tu bị gián đoạn. Thế thì một niệm gián đoạn, đâu chỉ là nghiệp nhân của lưới sắt nóng và nước đồng sôi ư?

Và nếu người tu ý chí không quyết định, tất không nhận rõ tướng đời giả huyễn, dễ chạy theo danh lợi hư phù. Khi danh lợi thuộc về mình thì sanh lòng mê đắm, danh lợi thuộc kẻ khác lại sanh lòng ganh ghét hơn thua. Cổ đức bảo: 'Tham đắm danh lợi đi về nẻo súc đường quỉ, buông lòng thương ghét đồng vào hầm lửa vạc dầu!' Thế thì một niệm gián đoạn chính là ngạ quỉ, hầm lửa vậy.

Điều thứ ba là cầu sự ứng nghiệm. Người đã tu tịnh nghiệp, nên cố gắng làm sao cho có sự ứng nghiệm. Kiếp người mong manh, vô thường chẳng hẹn. Như ông nay tóc đã điểm bạc, da đượm nét nhăn, tướng suy tàn hiện rõ, kỳ lâm chung phỏng còn được mấy ngày? Vậy ông phải cố gắng chuyên tu, làm sao cho có triệu chứng vãng sanh chắc chắn. Như khi xưa, Huệ Viễn Pháp Sư ở Lô Sơn, ba phen thấy Phật xoa đầu. Lại như Hoài Cảm Pháp Sư chí thành xưng danh hiệu Phật, liền thấy Đức A Di Đà phóng ánh quang minh, hiện ra tướng hảo. Và như Thiếu Khang Pháp Sư khi niệm Phật một câu, đại chúng liền thấy một vị Phật từ nơi miệng bay ra, cho đến trăm ngàn câu cũng như thế, tợ hồ các hạt chuỗi nối tiếp nhau. Những sự ứng nghiệm như thế có đến muôn ngàn. Nếu tâm ông không gián đoạn, thì thấy Phật rất dễ; như còn gián đoạn, tất khó thấy Phật. Đã không thấy Phật thì cùng với Phật vô duyên. Và đã vô duyên quyết khó sanh Tịnh Độ. Khi không được sanh về Tịnh Độ tất sớm muộn gì cũng bị đọa vào ác đạo. Thế thì một niệm gián đoạn chính là nghiệp tam đồ vậy. Phải nên răn dè và suy nghĩ kỹ!

Ba điều cảnh sách trên, người tu tịnh nghiệp phải ghi nhớ suy nghĩ rồi tự trách răn một cách thống thiết, làm sao cho tâm không rời Phật, Phật chẳng rời tâm, đạo cảm ứng giao thông, hiện đời được thấy Phật. Đã thấy Đức Phật ở Cực Lạc, tức thấy chư Phật khắp mười phương, và thấy chư Phật mười phương, tức thấy vị Phật thiên chân của tự tánh. Khi thấy được Phật tự tánh, thì sự đại dụng sẽ hiện tiền. Chừng ấy mới theo lòng bi nguyện, độ khắp quần sanh. Đó gọi là Tịnh Độ Thiền mà cũng là Thiền Tịnh Độ vậy. Thế thì ý của ngài Vĩnh Minh nói: 'Có Thiền có Tịnh Độ, dường như cọp mọc sừng, đời nay làm thầy người, đời sau làm Phật Tổ.' há chẳng là ứng nghiệm trong giai đoạn nầy ư? Phải nên cố gắng!

 

Thiền giả nghe xong vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ, lặng lẽ giây lây, dường như tìm được vật chi đã mất. Thiên Như lão nhơn lại bảo: 'Thiền cùng Tịnh Độ vẫn không hai, nếu liễu thì liễu cả, mê cũng đồng mê, bởi ngoài tâm không pháp, ngoài pháp không tâm, đừng nên lầm nhận!' Thiền thượng nhơn liền đảnh lễ mà thưa rằng: 'Tôi rất may mắn được nhờ ơn chỉ bảo, nay đã biết đường về!' rồi từ tạ mà lui.

Chào khách | Hiện tại:
Wap đang được hoàn thiện...
Trình duyệt khuyến nghị: UCweb UCweb

Tổng cộng: 128 khách
TOP-RATING
Mail: admin@phathoc.wap.sh
PhatHoc.Wap.Sh - PL 2559

Old school Swatch Watches