↓ Cuối trang
Sai lầm lớn nhất của đời người là Đánh mất mình.
Ủng hộ chương trình: Trái tim cho em. Soạn tin TTCE gửi 1408, mỗi tin nhắn 16,000 đồng, được chuyển tới Quỹ để hỗ trợ mổ tim nhân đạo cho trẻ em nghèo trên toàn quốc . Chi tiết: http://traitimchoem.vtv.vn
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn
Tìm kiếm:
Wap học Phật trên mobile
Trang chủ > Niệm Phật vấn đáp > Khai Thị Niệm Phật Với Thiền Sinh 2 - Trang 1
[< Danh mục] Trang: [2]

Trích Thiên Như Đại Sư Khai Thị Niệm Phật

HT Thích Thiền Tâm

 

 

Hỏi:- Tu làm sao cho mỗi niệm nối nhau, thật ra tôi vẫn muốn được như thế. Song chỉ hiềm định lực chưa thành, niệm đầu không chủ, hoặc tri giác cũ khó quên, hoặc tư tưởng vọng nổi dậy, hoặc xúc đối cảnh duyên tự kềm giữ không vững, hoặc tâm tình rối loạn cố ngăn dẹp chẳng kham. Cứ ngồi vào lần chuỗi một lúc, là tâm niệm đã chạy hết đông sang tây, bất giác nó đã đi xa cách mấy ngàn muôn dặm hồi nào, cũng không tự hay biết. Có khi phải bận lo một việc chi, thì luôn trong năm mười ngày hoặc đến cả tháng, tâm trí vẫn vướng vít chưa quên, chỉ dẹp trừ nó còn chưa xong, nói gì đến việc gián đoạn! Điều nầy thốt ra thật đáng hổ thẹn, song nghĩ lại cũng đáng thương tâm! không biết có cách gì đối trị chăng, xin nhờ Đại Sư chỉ bảo?

 

Đáp:- Đó là căn bịnh chung của hầu hết người tu. Trong lúc ấy nếu ông không thống thiết tự trách răn, thì khó mà thành tựu pháp chuyên tu vô gián. Tôi nghe người xưa có ba điều thống thiết tự trách răn, nay vì ông tỏ bày, nên ghi nhớ cho kỹ:

Điều thứ nhất là phải nghĩ đến sự báo ân. Người tu có những ân trọng. Hãy tạm gác qua ân Phật ân thầy, như ông là phận xuất gia, công ơn sanh dưỡng của cha mẹ há chẳng phải là sâu nặng ư? Ông đã lìa tục xuất gia, vì đi học đạo nên phải xa cách quê quán nhiều năm, cha mẹ nhọc nhằn cực khổ ông cũng không biết, khi già yếu đau bịnh lại cũng không hay mà săn sóc thuốc thang. Đến lúc cha mẹ mãn phần, ông không biết, hoặc có được tin gì về cũng đã trễ muộn. Khi ông còn nhỏ, có khi cha mẹ vì nuôi nấng thương lo cho con mà gây ra nhiều tội nghiệp, lúc chết rồi hoặc bị đọa vào nẻo khổ, hy vọng ông cứu độ, như khát chờ uống, như hạn trông mưa. Nếu ông tu hành lơ láo tất tịnh nghiệp không thành; đã không thành thì tự cứu chưa xong, làm sao cứu được cha mẹ? Đối với song thân ông đã lỗi phần phụng dưỡng về thể chất, mà còn không cứu độ được phần hương linh, tức là phụ nghĩa quên ân, là người đại bất hiếu. Kinh nói: 'Phạm tội bất hiếu, sẽ bị đọa vào địa ngục.' Thế thì tâm niệm gián đoạn không chuyên tu, chính là nghiệp địa ngục vậy.

Lại ông không dệt mà mặc, không cày mà ăn. Phòng, nhà, chăn, gối, cơm áo, thuốc thang đều do đàn việt cúng dâng. Tổ sư từng răn dạy: 'Hàng thiện tín vì sùng kính Tam Bảo đã chia cắt bớt phần ăn của gia đình đem đến cúng dường. Nếu người tu đạo hạnh không tròn, thì dù là tấc vải hạt cơm, kiếp sau cũng phải đền trả. Muốn báo ân đàn việt ông phải lo chuyên tu tịnh nghiệp để độ mình độ người. Nếu ông sanh một niệm gián đoạn không chuyên. Tất đã có phần trong kiếp luân hồi vay trả. Và tâm niệm ấy chính là nghiệp hạ tiện hoặc súc sanh vậy.

Điều thứ hai là phải có chí quyết định. Người tu hành phải kiên quyết để đi đến kết quả. Ông một đời tham thiền đã chẳng ngộ thiền, khi học giáo lại không tinh về giáo. Cho đến ngày nay tâm địa chưa lắng yên, niệm đầu còn sôi nổi, khi thì muốn làm thi, lúc lại thích tả tự, khi thì thuyết giáo, lúc lại đàm thiền, ý chí ly tán đi ba bốn nẻo. Tổ sư đã bảo: 'Tâm niệm còn vướng mắc, đó là nghiệp luân hồi. Tình tưởng vừa sanh ra, muôn kiếp bị ràng buộc.' Sở dĩ ông chưa được chánh niệm, là do vì còn tình tưởng phân vân, và tình tưởng còn phân vân cũng bởi chí không quyết định. Cho nên người tu mà ý chí không nhất quyết, đó chính là đầu mối của sự sa đọa tam đồ vậy.

Chào khách | Hiện tại:
Wap đang được hoàn thiện...
Trình duyệt khuyến nghị: UCweb UCweb

Tổng cộng: 182 khách
TOP-RATING
Mail: admin@phathoc.wap.sh
PhatHoc.Wap.Sh - PL 2559

XtGem Forum catalog