↓ Cuối trang
Với người đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng.
Ủng hộ chương trình: Trái tim cho em. Soạn tin TTCE gửi 1408, mỗi tin nhắn 16,000 đồng, được chuyển tới Quỹ để hỗ trợ mổ tim nhân đạo cho trẻ em nghèo trên toàn quốc . Chi tiết: http://traitimchoem.vtv.vn
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn
Tìm kiếm:
Wap học Phật trên mobile
   Ba điều kiện bao gồm những gì? Điều thứ nhất là hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ bi không sát sinh, tu mười nghiệp thiện. Những điều này chúng ta có làm được hay không? Có nhiều người cho rằng những điều này rất khó làm. Chúng ta làm không được, hay có làm mà lại không tới nơi tới chốn, hay không vui lòng để làm. Vì sao chúng ta không hoan hỷ thực hiện? Vì một khi chúng ta thực hiện thì trước mắt tổn thất và có rất nhiều sự mất mát. Xã hội hiện tại không còn như ngày xưa nữa. Chúng ta lúc nào cũng đối xử với người bằng lời nói và việc làm chân thật, trong khi mọi người lúc nào cũng lừa dối chúng ta. Liệu chúng ta còn có thể giữ lập trường chân thật của mình mà đối xử tốt với người hay không? Hay là người lừa dối ta, ta cũng lừa dối lại họ, rồi chúng ta cũng bắt chước học theo tính dối trá của người. Chỉ cần triển khai một sự lợi ích bé nhỏ như vậy thôi, song đó có thể là cũng là một chướng ngại lớn làm cho chúng ta đánh mất đi đại lợi ích vãng sinh Cực lạc. Ngày nay, tôi tận tâm tận lực đối xử hết lòng với người mà người lại lừa bịp tôi, đó là chuyện nhỏ. Người ta lừa đảo tôi nhiều lắm chỉ là một số tiền tài. Tính ra, nếu lừa gạt lấy hết của tôi, mà ngày mai tôi được vãng sinh là điều tốt, không thành vấn đề. Do đó có thể biết, vì sao chúng ta niệm Phật mà không nhiếp tâm được? Chính là ý niệm cầu vãng sinh của chúng ta không mạnh mẽ. Đối với thế gian, ta vẫn còn lưu luyến, vọng tưởng, phân biệt và chấp trước mà không chịu phóng hạ, đã không phóng hạ thì không thể đi được.
 
   Nói đến đới nghiệp vãng sinh, là chúng ta mang theo nghiệp cũ chứ không mang theo những hành nghiệp mới, đây là đạo lý nhất định chúng ta cần phải hiểu. Vì thế, nền tảng của Phật pháp là bắt đầu từ việc hiếu thân tôn sư, viên mãn chung quy vẫn là hiếu thân và tôn sư. Cho nên, Phật pháp là đạo hiếu, là đạo tôn sư, mà muốn có được việc tôn kính sư trưởng, muốn làm thầy mọi người, tất cả đều phải được kiến tạo trên nền tảng là hiếu thuận. Một người bình thường đối với cha mẹ của mình mà không có hiếu thuận thì việc tôn trọng sư trưởng không thể thành tựu được. Như vậy, chúng ta thử quán xét lại xem hai việc này, hàng ngày chúng ta có làm trọn vẹn hay không? Nói một cách khác, ngay cả bổn phận con người mà thực hiện không tốt thì làm sao chúng ta có thể nói đến chuyện thành Phật. Bạn được vãng sinh về bất kỳ phẩm vị nào ở thế giới Cực lạc, đã đến thế giới Tây phương rồi tức là bạn đã làm Phật. Song muốn làm Phật, trước tiên bổn phận con người chúng ta phải làm cho tốt. Nếu có một chút sai lầm nào nhất định phải sửa đổi, không có gì phải lo lắng và sợ hãi, chỉ cần đem tâm ích kỷ, hẹp hòi mà phóng hạ đi.
 
   Trên thực tế, đối với đạo lý nhân quả mà chúng ta không hiểu rõ sự thật và chân tướng của nó thì đó là một sai lầm rất lớn. Vì thế, những năm đầu Dân Quốc, Ấn Quang đại sư khuyên tất cả những người học Phật nên bắt đầu từ Liễu Phàm Tứ Huấn, là rất có đạo lý. Nội dung của Liễu Phàm Tứ Huấn là khuyên người tin sâu nhân quả. Một khi bạn đã thâm tín nhân quả rồi, thì mỗi một miếng ăn, thức uống bạn hiểu ra rằng không phải do tiền định và ngẫu nhiên mà có. Một khi bạn đã tin sâu nhân duyên quả báo, bạn nhất định không còn lo sợ nữa, tâm đã không có lo sợ đó chính là định lực. Mạng của tôi có phước báo và tài lộc, dù muốn vứt bỏ nó đi cũng không được. Bạn cứ bo bo cất giữ lấy nó, quan trọng là ở chỗ bạn có dám đem nó bố thí hay không? Làm thế nào bạn có thể biết được ngày mai mình sẽ không có gì để ăn uống? Nếu thực sự biết được chuyện ngày mai thì có lẽ bạn là siêu nhân, không phải là người bình thường rồi. Cho nên, là người học Phật, chúng ta phải tin sâu nhân quả, có tin sâu nhân quả thì chúng ta mới tin lời Phật dạy, mới y giáo phụng hành, thân tâm sẽ tự tại, một mảy trần không nhiễm. Tâm thanh tịnh thì Phật độ thanh tịnh.  
 
TÍN (Lòng tin)

   Điều kiện để được vãng sinh thế giới Cực lạc chính là tâm thanh tịnh. Tuy nhiên, Phật pháp nói có vô lượng, vô biên pháp môn, song rốt ráo vẫn quy về ba môn. Theo kinh Hoa Nghiêm nói, đó là tín giải, hành và chứng. Đối với người tu Tịnh độ, một khi đạt đến nhất tâm bất loạn thì cũng chỉ còn ba môn, đó là chánh, giác và tịnh. Ngày nay, chúng ta phát tâm quy y Tam bảo, mà Tam bảo là đại biểu cho chánh, giác, tịnh. Phật là đại biểu cho giác, Pháp là chánh tri, chánh kiến, Tăng là đại biểu cho thanh tịnh. Lục căn thanh tịnh mảy trần không đắm nhiễm, điều đó chúng ta có thực hiện được hay không? Hiện tại làm người xuất gia rất khó xử, những người cư sĩ tại gia cúng dường tiền tài cho bạn rất nhiều. Bạn mà không thanh tịnh lại cất giữ hoặc gởi ngân hàng thì rất nhiều phiền não. Nếu như đem những thứ đó mà xả sạch đi thì mới có thể chân chính đạt được tâm thanh tịnh. Nếu chúng ta muốn cho quốc độ của Phật thanh tịnh, thì chúng ta phải chân chính hiếu thuận với cha mẹ và tôn trọng sư trưởng đó là tất nhiên.
 
   Cha mẹ đối với con cái đặt hết niềm tin và hy vọng, như người xưa thường nói: “Hy vọng con trai thành rồng, mong mỏi con gái thành phượng”, như vậy, câu nói này có ý nghĩa gì? Rồng và phượng là đại biểu Phật, Bồ tát. Mà bạn thành Phật, Bồ tát thì cha mẹ bạn rất hoan hỷ, thầy của bạn cũng rất vui. Vì thế mà mười phương, ba đời tất cả chư Phật đều mong muốn cho tất cả chúng sinh sớm thành Phật đạo. Phật là vị thầy rất tốt của chúng ta, chúng ta cần phải có nguyện vọng, có quyết tâm, thì mới xứng đáng là người học trò giỏi, người con chí hiếu. Trong ba phước tịnh nghiệp, thấp nhất là mười nghiệp thiện, mười nghiệp thiện này chúng ta phải thực hiện đầy đủ, thì trong kinh nói mới xứng đáng với tên gọi là thiện nam tử, thiện nữ nhơn. Bình thường, lúc chúng ta mở kinh đều có thấy đọc đến câu thiện nam tử, thiện nữ nhơn. Thiện là có điều kiện của nó. Nếu mười nghiệp thiện mà bạn không làm được thì không được gọi là thiện nam tử hay thiện nữ nhơn, đây là nói đến tiêu chuẩn thấp nhất. Từ tiêu chuẩn này thăng tiến thêm một bước nữa là thọ trì Tam quy, đầy đủ chúng giới, không phạm oai nghi. Phước thứ hai này so với phước thứ nhất cao hơn một tầng, tầng thứ nhất là thuộc về Nhân, Thiên thừa, là hai trong năm thừa của Phật giáo. Từ Nhân, Thiên thừa thăng tiến lên bậc nữa là Thanh Văn và Duyên Giác thừa, tức là tầng thứ hai. Phước thứ hai trong tam phước chính là đại biểu cho Thanh Văn và Duyên Giác thừa. Rồi từ tầng thứ hai này, lại phải tiến thêm một bước nữa đó là phát tâm Bồ đề, tin sâu nhân quả, đọc tụng kinh điển Đại thừa, khuyến tấn hành giả, đây là điều kiện của Bồ tát. Tin sâu nhân quả của Bồ tát không phải là loại nhân quả bình thường như phàm phu. Ví như ngày nay, chúng ta đang nói đến đề tài nhân quả của việc được tự tại vãng sinh, thì niệm Phật là nhân, thành Phật chính là quả, đó là chúng ta nói theo nhân quả của Bồ tát.
 
Tiếp...
Chào khách | Hiện tại:
Wap đang được hoàn thiện...
Trình duyệt khuyến nghị: UCweb UCweb

Tổng cộng: 131 khách
TOP-RATING
Mail: admin@phathoc.wap.sh
PhatHoc.Wap.Sh - PL 2559

80s toys - Atari. I still have