Polly po-cket
↓ Cuối trang
Thấy lợi đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê phải động.
Ủng hộ chương trình: Trái tim cho em. Soạn tin TTCE gửi 1408, mỗi tin nhắn 16,000 đồng, được chuyển tới Quỹ để hỗ trợ mổ tim nhân đạo cho trẻ em nghèo trên toàn quốc . Chi tiết: http://traitimchoem.vtv.vn
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn
Tìm kiếm:
Wap học Phật trên mobile

[22] Mười một Tâm sở thiện: là một trong sáu nhóm tâm sở do tông Duy thức lập ra:

1. Tín: chấp nhận, ưa thích, không nghi tất cả thiện pháp. Có ba loại:

- Tín thật hữu là tin nhận sâu sắc lý chân thật của các pháp.

- Tín hữu đức là tin ưa sâu sắc đức chân tịnh của Tam Bảo.

- Tín hữu năng là có sức tin sâu xa đối với tất cả thiện pháp thế gian, xuất thế gian.

2. Tàm.

3. Quý.

4. Vô tham: tâm chán lìa và không nhiễm trước cảnh ngũ dục vừa ý.

5. Vô sân: tâm thường nhẫn nhục, không khởi giận tức đối với cảnh ngũ dục trái ý.

6. Vô si: hiểu biết và quyết đoán rõ ràng đối với lý sự tất cả pháp, không mê lầm.

7. Cần: tinh tấn tu tập tất cả thiện pháp, không sinh lười mỏi, viên mãn thiện nghiệp.

8. Khinh an: xa lìa sự não loạn thô trọng và diệt trừ các pháp làm chướng ngại thiền định, điều hòa thân tâm, trở nên an vui nhẹ nhàng.

9. Bất phóng dật: tinh tấn tu ba nghiệp thân, khẩu, ý. Gia công mạnh mẽ, diệt trừ các hoặc phải đoạn và thực hành các thiện pháp phải tu, mau chóng thành tựu viên mãn tất cả thiện pháp thế gian, xuất thế gian, không buông lung.

10. Hành xả: tinh tấn tu ba nghiệp thân, khẩu, ý khiến tâm bình đẳng, an trụ trong vắng lặng, xa lìa tất cả các chướng như trạo cử, hôn trầm.

11. Bất hại: không làm tổn não, không sân khuể đối với tất cả chúng sinh hữu tình, thường vận dụng tâm từ bi trừ diệt khổ ách đem đến an vui cho họ ( TĐPH Huệ Quang, t. VI, tr. 5271).

[23] Nhị biên: hai cực đoan.

 Thuyết này, các luận đều giải thích khác nhau:

Luận Trung Quán, q. 4: Nhị biên chỉ có, không hoặc thường, vô thường.

- Luận Thuận Trung, q. hạ: Nhị biên chỉ thường, đoạn.

- Luận Nhiếp Đại Thừa do sư Huyền Tráng dịch, sư Thế Thân giải thích: Nhị biên chỉ cho tăng ích và tổn giảm.

- Chỉ Quán Phụ Hành, q. 3: Nhị biên chỉ không và giả (TĐPH Huệ Quang, t. IV, tr. 3284).

[24] Xuất triền: xuất ly trần tục, xuất ly trần cấu phiền não.

Tiếp...
Chào khách | Hiện tại:
Wap đang được hoàn thiện...
Trình duyệt khuyến nghị: UCweb UCweb

Tổng cộng: 168 khách
TOP-RATING
Mail: admin@phathoc.wap.sh
PhatHoc.Wap.Sh - PL 2559