XtGem Forum catalog
↓ Cuối trang
Việc làm đừng mong dễ thành, vì dễ thành thì lòng khinh thường kiêu ngạo.
Ủng hộ chương trình: Trái tim cho em. Soạn tin TTCE gửi 1408, mỗi tin nhắn 16,000 đồng, được chuyển tới Quỹ để hỗ trợ mổ tim nhân đạo cho trẻ em nghèo trên toàn quốc . Chi tiết: http://traitimchoem.vtv.vn
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn
Tìm kiếm:
Wap học Phật trên mobile

Có lẽ có người nghĩ rằng vì lý do trong một số kinh điển khác có đề cập đến sự phú quý và các quyền lợi của kiếp sống hiện nay trong vòng luân hồi như những đối tượng cần phải xả bỏ và khước từ, nên một hành giả nào đó còn có ý nguyện đạt được hình thức tồn tại lương hảo là điều không thích hợp. Đây là thái độ rất sai lầm. Tâm nguyện mà chúng ta vừa nói gồm có hai loại; chí nguyện tạm thời và chí nguyện cứu cánh. Chí nguyện tạm thời bao gồm sự truy cầu thân người quí giá trong kiếp tới. Dựa vào thân người quí giá như vậy bạn có thể liên lỉ tu hành Phật pháp để cuối cùng đạt thành chí nguyện cứu cánh, đó là sự thành tựu giác ngộ. Tuy rằng đối với một Đại thừa hành giả; mục đích cứu cánh là muốn nỗ lực đạt được Nhất Thiết Trí nhằm mưu cầu phúc lợi cho quần sanh. Nhưng cũng đồng thời rất cần thiết cho vị hành giả này nguyện cầu đạt được một sự tái sanh tốt đẹp trong đời vị lai, như có được một thân người chẳng hạn để vị ấy có thể tiếp tục tu hành. Ngài Tịch Thiên nói rằng: thân người quí giá cần được nhớ nghĩ như chiếc thuyền vượt ngang qua biển luân hồi. Để đạt đến mục đích cứu cánh thành tựu cảnh giới Nhất Thiết Trí, bạn phải có được thân người hiếm quí này trong rất nhiều kiếp. Đạt được hình thức tái sanh tốt đẹp như vậy, nguyên nhân cơ bản là do trì giới.

Đối với đa số nhiều người, quả thật khó khăn để bỏ hẳn thế gian sau khi họ phát nguyện tu hành. Người tu hành tốt nhất là xả bỏ mọi sinh hoạt thế gian, hy hiến cuộc đời còn lại của mình ở một nơi biệt lập đơn độc để tu hành. Điều này đáng khen ngợi và có nhiều đại lợi ích nhưng rất khó để tu như vây đối với đa số nhiều người trong chúng ta. Bạn phải lo nghĩ về chúng cuộc đời của mình, làm việc trong cộng đồng và phục vụ cho nhân quần nữa. Bạn không nên hoàn toàn bận lòng với mọi sinh hoạt thế tục mà hãy dùng nhiều năng lực và thời gian để tu hành ngõ hầu cải thiện đời sau. Bạn sẽ bắt đầu liễu ngộ rằng mọi hành sự trong hiện đời không đến nỗi quan trọng lắm so với vận mệnh tương lai.

Bạn có thể sẽ có được một cuộc chuyển sanh tốt đẹp ở đời vị lai do sự quy y và phụng hành giáo pháp theo luật tắc nghiệp báo; bằng nỗ lực từ bỏ các hành động xấu ác và tích tập những hành vi lương thiện. Tuy nhiên, vì vấn đề chuyển sanh thích hợp là một vấn đề còn nằm trong phạm vi luân hồi mà bản chất của luân hồi là “khổ” nên ta không nên lấy đó làm thỏa mãn. Trái lại, ta hãy bồi dưỡng sự nhận thức rằng mọi hình thức hiện hữu trong vòng luân hồi đều mang tính chất “khổ não”. Từ vô thỉ đến nay, ta từng quen thuộc với tâm chấp thủ đối với sự sung mãn của luân hồi mà chẳng hề liễu tri được rằng sự khoái lạc của luân hồi là: một sự khổ đau đích thực. Cho đến ngày nào mà các phạm nhân chưa hiểu rằng mình đang bị giam cầm và cũng chẳng tri nhận được rằng cuộc đời trong ngục thất rất khó và rất khổ để nhẫn chịu thì họ sẽ vẫn không phát khởi niềm ước mong chân thật để được thoát khỏi vòng lao ngục ấy. Luân hồi cũng vậy, cho đến khi nào mà bạn chưa nhận thức được các khiếm khuyết của đời sống trong vòng tuần hoàn hiện hữu này, thì bạn sẽ chẳng bao giờ chân chánh phát nguyện đạt được Niết Bàn tức là giải thoát khỏi luân hồi.

Bạn không nên có quan niệm sai lầm rằng Phật giáo là đạo bi quan yếm thế. Trái lại, Phật giáo rất lạc quan bởi vị mục đích mà mỗi cá nhân nhắm đến, đó là sự chứng ngộ viên mãn hầu có thể đạt được một niềm an lạc toàn bích và vĩnh cửu. Phật giáo gợi nhắc chúng ta rằng mỗi người đều có thể đạt thành mục đích tối thượng này. Những khoái lạc nhất thời của luân hồi dường như có vẻ vui thú, nhưng chúng không thể thỏa mãn chúng ta được, cho dù ta có được hưởng thụ lâu đến cách mấy đi nữa. Chúng chẳng bền vững vì chúng dễ biến hóa thay đổi. Trái lại, với cứu cánh thường hằng và vĩnh cữu của an lạc rốt ráo Niết Bàn thì những khoái lạc và an vui tạm bợ trong vòng luân hồi này đều trở thành vô nghĩa.
 


Ghi chú:

[1] Asoka: A Dục Vương,

[2] Dịch giả chú thích: An action: dịch là nghiệp vì trong trường hợp này rõ ràng tác giả muốn nói là hành vi có tác ý. Mà hành vi có tác ý chính là nghiệp.

[3] Tam độc: ba độc tham sân si

[4] Sám hối lực: power of regret

[5] Thanh tịnh lực: power of purification

[6] Năng lực quyết tâm không tạo tác nghiệp ác: power of resolve not to engage in the non virtuous deed.

Trở về...
Chào khách | Hiện tại:
Wap đang được hoàn thiện...
Trình duyệt khuyến nghị: UCweb UCweb

Tổng cộng: 142 khách
TOP-RATING
Mail: admin@phathoc.wap.sh
PhatHoc.Wap.Sh - PL 2559
↑ Đầu trang