XtGem Forum catalog
↓ Cuối trang
Hãy biết ơn những người làm hại ta, vì họ đã tôi luyện tâm trí của ta.
Ủng hộ chương trình: Trái tim cho em. Soạn tin TTCE gửi 1408, mỗi tin nhắn 16,000 đồng, được chuyển tới Quỹ để hỗ trợ mổ tim nhân đạo cho trẻ em nghèo trên toàn quốc . Chi tiết: http://traitimchoem.vtv.vn
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn
Tìm kiếm:
Wap học Phật trên mobile

Bốn loại nghiệp xấu kế tiếp là khẩu nghiệp. Trước tiên là vọng ngữ; bao gồm việc nói những ngôn từ trái với điều đã thấy, đã nghe và đã biết. Vọng ngữ có thể do bởi tham, sân hoặc si. Chủ tâm là gây hoang mang cho người khác,có thể diển đạt bằng lời nói, gật đầu hoặc chỉ cần ra một dấu tay. Bất cứ hành động nào có chủ ý làm người ta hoang mang đều tạo nên nghiệp xấu vọng ngữ. Và nếu người khác nghe thấy những vọng ngữ này, điều đó đã làm cho hành động vọng ngữ được thành hình. Tiếp theo, là nói lời chia rẽ ly gián. Chủ tâm là gây sự bất hòa phân tranh giữa bạn bè hoặc tăng đoàn vì quyền lợi của chính mình hoặc vì quyền lợi của người khác. Dù một người nào đó có thành công hay không trong việc tạo ra sự phân tranh bất hòa thì hành động ly gián của họ hoàn tất ngay trong phút giây mà người khác nghe được những lời nói chia rẽ này.

Kế tiếp là ác ngữ. Chủ tâm là nói lời thô ác, và nghiệp ác ngữ sẽ hoàn tất ngay khi người bị nói xấu nghe được những lời mắng nhiếc nhắm đến họ. Gièm pha nói xấu bao gồm những lời sỉ nhục người khác, chỉ trích lỗi lầm người ấy dù đúng hay sai. Nếu người nào sử dụng ngôn ngữ ác độc để gây tổn thương cho người khác, đó gọi là ác ngữ. Kế tiếp là ỷ ngữ (nói chuyện thị phi). Ỷ ngữ là nói chuyện thị phi bỉ thử do một trong tam độc[3] thúc đẩy. Chủ đích đơn giản là chỉ muốn hàn huyên vô cớ hặn nhàn đàm tâm sự không mục đích. Ỷ ngữ không cần có người thứ hai. Bạn chẳng cần có một người tri âm, bạn có thể nói lời ỷ ngữ (lời thị phi) bằng cách nói chuyện với chính mình. Nhàn đàm vô ích bao gồm việc bàn luận chiến tranh thời sự, việc lỗi lầm của kẻ khác hoặc biện luận chỉ biện luận thôi. Cũng bao gồm luôn việc đọc các loại sách không quan trọng gì cả, các loại sách vô bổ mất thì giờ chỉ vì ái chấp.

Sau cùng là ba nghiệp xấu được tạo ra bởi ý, điều đâu tiên là tham dục. Đối tượng của tham dục là vật sở hữu của người khác. Phiền não cổ súy cho lòng tham dục có thể do tam độc tham, sân si gây nên. Hoàn thành việc làm bất thiện này liên hệ đến năm yếu tố: tham chấp mãnh liệt tài vật của người khác; ý đồ tích chứa của cải; dã tâm thèm muốn tài vật người khác; muốn giựt của cải người khác tạo thành của riêng mình; không trông thấy được sự nguy hại vì thèm khát tài vật của người. Nếu hội đủ năm yếu tố này khi người ta ao ước thèm khát vật gì đó thì hành vi tâm lý này (tham dục) đã hoàn thành.

Kế đến là tâm sân hận; tâm sân hận tương tự như ác ngữ, chủ đích là do ý muốn gây thương tổn cho người; hoặc là nói lời ác ngữ hoặc là mong cầu người ta gặp hoạn nạn tai ương và bị thất bại, hỏng việc. Một khi bị cuốn hút theo tâm niệm như vậy thì cũng đã hoàn thành nghiệp sân rồi. Điều này (nghiệp sân) cũng đòi hỏi cần phải có năm yếu tố:

1/phải có động cơ căn bản là lòng sân hận hoặc lòng phẫn nộ.

2/thiếu tinh thần nhẫn nhục.

3/không tri nhận được những lỗi lầm của sự giận dữ.

4/cố tình hãm hại kẻ khác.

5/không tự tri nhận rằng nếu bạn chỉ cần thấu hiểu được những hậu quả tai hại của tâm sân hận không thôi, thì sự tri nhận này cũng đủ sức giúp bạn chế ngự được ý muốn hãm hại kẻ khác rồi.

Chỉ cần bạn đơn thuần mong muốn người khác gặp khổ đau ách nạn, đó chính là tâm sân hận.

Hành vi cuối cùng trong mười hành vi bất thiện là tà kiến hoặc chấp kiến (tức là bám víu một cách ngoan cố vào những tri kiến sai lầm); những điều này có nghĩa là bạn phủ nhận bản tánh tồn tại của các pháp hiện hữu. Thông thường có bốn loại tà kiến: tà kiến đối với nhân; tà kiến đối với quả; tà kiến đối với tác dụng của các pháp tà kiến đối với sự hiện hữu của một vật thể. Đối với tà kiến về nhân thì tin rằng không có hành nghiệp; đối với tà kiến về quả thì tin rằng có những hành vi nào đó không tạo ra nghiệp báo; tà kiến đối với tác dụng của các pháp thì nghĩ rằng con cái không phải do cha mẹ nuôi nấng, và hạt giống không thể kết trái và cũng nghĩ rằng không có tiền kiếp hoặc không có đời sống sau khi chết. Tà kiến thứ tư là tà kiến đối với sự hiện hữu của mọi vật thể do vì vô minh và tham chấp mà tin tưởng rằng các bậc A La Hán, Niết Bàn và Tam Bảo đều không hiện thực. Ngài Tsong Kha Pa nói rằng: mặc dù có nhiều loại tà kiến khác nhau nhưng các tà kiến này thật sự cắt đứt mọi cội rễ tích lũy công đức của con người và chính vì lý do đó đã khiến cho người ấy bị cuốn hút theo các hành vi bất thiện một cách không kiềm chế nổi. Vì thể, tà kiến không tin Tam Bảo và tà kiến không tin luật nhân quả được gọi là tà kiến lớn nhất.

Chào khách | Hiện tại:
Wap đang được hoàn thiện...
Trình duyệt khuyến nghị: UCweb UCweb

Tổng cộng: 168 khách
TOP-RATING
Mail: admin@phathoc.wap.sh
PhatHoc.Wap.Sh - PL 2559