Old school Swatch Watches
↓ Cuối trang
Hãy biết ơn những người khiển trách ta, vì họ giúp ta tăng trưởng Định Tuệ.
Ủng hộ chương trình: Trái tim cho em. Soạn tin TTCE gửi 1408, mỗi tin nhắn 16,000 đồng, được chuyển tới Quỹ để hỗ trợ mổ tim nhân đạo cho trẻ em nghèo trên toàn quốc . Chi tiết: http://traitimchoem.vtv.vn
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn
Tìm kiếm:
Wap học Phật trên mobile
Kim các nhập viên minh, Mỗi mỗi vào diệu minh, Vị lai tu học nhân, Người tu học vị lai, Đương y như thị pháp. Nên y theo pháp này. Ngã diệc tùng trung chứng, Chẳng những Quán Thế Âm, Phi duy Quán Thế Âm, Ta chứng cũng cửa này, - Thành như Phật Thế Tôn, - Đúng như lời Thế Tôn, Tuân ngã chư phương tiện, Hỏi về các phương tiện, Dĩ cứu chư mạt kiếp, Để cứu độ mạt kiếp, Cầu xuất thế gian nhân, Người cầu pháp xuất thế, Thành tựu Niết Bàn tâm, Thành tựu tâm Niết Bàn, Quán Thế Âm vi tối. Quán Thế Âm hơn cả. - Tự dư chư phương tiện, - Ngoài ra phương tiện khác, Giai thị Phật oai thần, Đều là oai thần Phật, Tức sự xả trần lao, Sâu cạn tùy cơ thuyết, Phi thị thường tu học, Khiến xả bỏ trần lao. Thiển thâm đồng thuyết pháp. Chẳng phải lối tu chánh. - Đảnh lễ Như Lai tạng. - Đảnh lễ Như Lai tạng, Vô lậu bất tư nghì, Vô lậu bất tư nghì, Nguyện gia bị vị lai, Nguyện giúp đỡ đời sau, Ư thử môn vô hoặc, Chẳng lầm nơi cửa này, Phương tiện dị thành tựu, Phương tiện dễ thành tựu, Khâm dĩ giáo A Nan, Để dạy cho A Nan, Cặp mạt kiếp trầm luân, Và chúng sanh mạt kiếp, Đản dĩ thử căn tu, Cứ theo căn này tu, Viên thông siêu dư giả, Viên thông hơn pháp khác, Chơn thật tâm như thị. Thế là tâm chơn thật. GHI CHÚ (l): Dược xoa (nhẹ nhàng, nhanh chóng), có ba lo��i: Địa Dược Xoa: Dùng tài thí nên chẳng thể bay. Không Dược Xoa: Thiên Dược Xoa: Dùng xe cộ bố thí nên bay được. Khi Phật chuyển pháp luân. Địa Dược Xoa ca ngợi, Không Dược Xoa nghe. Thiên Dược Xoa ca ngợi. Tứ Thiên Vương cho đến Phạm Thiên nghe. (2) Càn Thát Bà (tìm mùi hương): Nhạc thần của Đế Thích. (3) Kh��n Na La: Phi nhân, giống người mà đầu có sừng. (4) Ma Hầu La Già: Đại mãnh xà, bụng lớn. (5) Thân với xúc đồng nhau, chẳng phải viên giác quán: Sự xúc giác rõ ràng, chỉ có thân mới biết, quên thân thuần giác, cũng chẳng phải viên giác, phải như Viên Giác Quán, thân tâm đều siêu việt, chẳng có ngằn mé, mới có thể chẳng nhờ thân biết mà thầm hội (ngộ) vạn pháp. Nay có thân có xúc, thì sự biết có ngằn mé, chẳng phải viên thông vậy. (6) Trụ thành chấp sở trụ, làm sao được viên thông. Sự nhiếp tâm thật là khó, trước kia tán loạn chỉ e chẳng trụ, sau được t��ch tịnh, lại thành sở trụ của tâm. Trụ và chẳng trụ đềuchẳng phải bản thể của vô trụ, nên chẳng được viên thông. (7) Ngôi học còn dính bụi, cực sáng tức Như Lai: Theo Hoa Nghiêm Hợp Luận: Sơ tâm Bồ Tát vì lòng tin Chơn Như vững chắc, được thấy biết ít phần của thân Như Lai chẳng đoạn diệt,chẳng khứ lai, nhưng Bồ Tát này còn chưa thể lìa sự phân biệt vi tế, nên chỉ thấy thô dụng, chưa được vào ngôi pháp thân. Tịnh tâm Bồ Tát còn thấy vi tế dụng, như thế dần dần tiến lên, cho đến bậc Bồ Tát cứu cánh, mới hết thấy vi tế dụng, gọi là thânthọ dụng. Vì có nghiệp thức, mới có tâm thấy thọ dụng, nếu lìa nghiệp thức thì chẳng thể thấy. Tại sao? Vì tất cả Như Lai đều là pháp thân; pháp thân chẳng có sắc tướng sai biệt để thấy nhau, nên chẳng thể thấy. Tại sao hết thấy vi tế dụng, gọi là thân thọ dụng? Vì còn có thân thọ dụng để biết sự “hết thấy”, vẫn là tướng vi tế của nghiệp thức. Các bậc hữu học và vô học còn dính mắc tướng vi tế này, như gương dính bụi, nên nói “Ngôi học còn dính bụi”. Nếu nghiệp thức vi tế đã sạch, chẳng thấy có sự thọ dụng, gọi là pháp thân Như Lai. Vậy bụi sạch gương sáng tỏ, nên nói “Cực sáng tức Như Lai”. (8) Phản văn bản tánh văn: Nếu chấp cái nghe là thật, thì không nghe ngoài phải nghe trong, không nghe động phải nghe tịnh. Nghe trong, ngoài, động, tịnh, đều là bỏ gốc theo ngọn, nên gọi là cái nghe điên đ��o. Xoay cái nghe điên đảo này về chánh, chánh thì chẳng có năng văn, sở văn,vậy mới gọi là Phản văn, cũng là Bản tánh văn; nghịch cảnh trần, hợp giác tánh, nên gọi là chánh. Đã trở về bản văn, tức thấy bản lai diện mục, cũng là tánh Văn này, liền thành vô thượng Bồ Đề. ***** A Nan cùng đại chúng được khai thị lớn, thân tâm sáng suốt, rõ biết đạo Bồ Đề và Đại Niết Bàn, cũng như có người đi xa, dù chưa được trở về, nhưng đã biết rõ con đường về nhà. Đại chúng trong hội với Thiên Long Bát Bộ, hàng nhị thừa hữu học và tất cả Bồ Tát mới phát tâm, gấp mười lần hằng sa, đều nhận được bản tâm, xa lìa trần cấu, được pháp nhãn trong sạch. Tỳ Kheo ni Tánh nghe bài kệ xong, li��n đắc quả A La Hán, vô số chúng sanh đều phát tâm Vô Đẳng Đẳng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. A Nan ở trong chúng sửa áo chỉnh tề, chắp tay đảnh lễ, nơi tâm sáng tỏ, lòng bi hoan hỷ. Vì muốn lợi ích cho chúng sanh vị lai, cúi đầu b��ch Phật: - Bạch Thế Tôn! Nay con đã ngộ pháp môn thành Phật, theo đó tu hành, chẳng còn nghi hoặc. Con thường nghe Như Lai nói: tự mình chưa ngộ mà độ người khác trước, ấy là chỗ phát tâm của Bồ Tát; Tự Giác đã trọn, hay giác ngộ người khác, ấy là sự độ thế của NhưLai. Con dù chưa được ngộ, nhưng nguyện độ tất cả chúng sanh trong đời mạt pháp. Thế Tôn, những chúng sanh này cách Phật ngày càng xa, bọn tà sư thuyết pháp như hằng sa, muốn nhiếp tâm họ nhập Tam Ma Địa, thì nên khiến họ dựng lập đạo tràng như thế nào đểxa lìa các ma sự, được chẳng lui sụt nơi tâm Bồ Đề.
Chào khách | Hiện tại:
Wap đang được hoàn thiện...
Trình duyệt khuyến nghị: UCweb UCweb

Tổng cộng: 205 khách
TOP-RATING
Mail: admin@phathoc.wap.sh
PhatHoc.Wap.Sh - PL 2559