XtGem Forum catalog
↓ Cuối trang
Tội lỗi lớn nhất của đời người là Bất hiếu.
Ủng hộ chương trình: Trái tim cho em. Soạn tin TTCE gửi 1408, mỗi tin nhắn 16,000 đồng, được chuyển tới Quỹ để hỗ trợ mổ tim nhân đạo cho trẻ em nghèo trên toàn quốc . Chi tiết: http://traitimchoem.vtv.vn
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn
Tìm kiếm:
Wap học Phật trên mobile
4. THIỆT CĂN, VỊ TRẦN, THIỆT THỨC GIỚI VỐN VÔ SANH - A Nan! Như ngươi đã rõ, thiệt căn, vị trần làm duyên với nhau, sanh ra thiệt thức, vậy thức này từ thiệt căn ra, lấy thiệt cănlàm giới; hay từ vị trần ra, lấy vị trần làm giới? - A Nan! Nếu từ thiệt căn ra, thì các thứ trên thế gian như mía ngọt, mơ chua, hoàng liên đắng, muối mặn, tế tân, gừng, quế thì cay, tất cả đều chẳng mùi vị, ngươi tự nếm lưỡi là ngọt hay đắng? Nếu tánh của thiệt căn là đắng thì ai biết nếm thiệt căn? Thiệt căn chẳng tự nếm thì lấy gì để biết? Tánh của thiệt căn chẳng phải đắng, vị trần cũng chẳng tự ra, làm sao lập giới? - Nếu từ vị trần ra, thức đã là mùi vị thì cũng đồng như thiệt căn, chẳng thể tự nếm, làm sao biết được là mùi vị hay chẳng phảimùi vị? Lại các mùi vị chẳng từ một vật mà ra, mùi vị đã do nhiều thứ sanh ra, thì thức cũng phải có nhiều thể. Thể của thức nếu một, ắt phải do một vị trần sanh ra, thì khi các vị mặn, ngọt, chua, cay hòa hợp cùng sanh, các tướng khác nhau biến đổi thànhmột mùi vị thì chẳng thể phân biệt; phân biệt đã không thì chẳng gọi là thức, làm sao còn gọi là thiệt thức giới? Chẳng lẽ hư không lại sanh ra cái thức của ngươi? Nếu thiệt căn và vị trần hòa hợp mà sanh, nơi giữa vốn chẳng có tự tánh thì giới từ đâu mà lập? - Nên biết, thiệt căn, vị trần làm duyên với nhau, sanh thiệt thức giới, ba chỗ đều không, tức thiệt căn, vị trần, thiệt thức giới, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên. 5. THÂN CĂN, XÚC TRẦN, THÂN THỨC GIỚI VỐN VÔ SANH - A Nan, như ngươi đã rõ, thân căn, xúc trần làm duyên với nhau, sanh ra thân thức. Vậy thức này từ thân căn ra, lấy thân căn làm giới; hay từ xúc trần ra, lấy xúc trần làm giới? - A Nan! Nếu từ thân căn ra, ắt chẳng có hai duyên ly và hợp, chẳng có ly hợp thì thân căn làm sao biết được? Nếu từ xúc trần ra, ắt chẳng phải thân căn của ngươi, vậy có ai chẳng có thân mà biết ly và hợp ư? - A Nan! Nếu vật chẳng xúc giác, thân biết có xúc, biết thân tức là xúc, biết xúc tức là thân, tức xúc chẳng phải thân, tức thânchẳng phải xúc, hai tướng thân căn và xúc trần vốn chẳng xứ sở, hợp thân tức là tự thể của thân, lìa thân tức như tướng hư không, trong và ngoài chẳng thành thì chính giữa từ đâu lập? Giữa chẳng thể lập thì trong ngoài tánh không, vậy thức ngươi từ đâu màlập? - Nên biết thân căn, xúc trần làm duyên với nhau, sanh thân thức giới, ba chỗ đều không, tức thân căn, xúc trần và thân thức giới, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên. 6. Ý CĂN, PHÁP TRẦN, Ý THỨC GIỚI VỐN VÔ SANH - A Nan! Như ngươi đã rõ, ý căn, pháp trần làm duyên với nhau, sanh ra ý thức. Vậy thức này từ ý căn ra, lấy ý căn làm giới; haytừ pháp trần ra, lấy pháp trần làm giới? - A Nan! Nếu từ ý căn ra, thì trong ý ngươi ắt phải có suy tư mới phát minh được ý ngươi; nếu chẳng suy tư thì ý chẳng thể sanh,lìa duyên thì chẳng có hình tướng, vậy thức dùng để làm gì? Thức của ngươi với sự suy tư và tánh hiểu biết là đồng hay khác? Nếu đồng với ý tức là ý căn, sao nói từ ý căn ra? Nếu khác với ý thì chẳng phải ý căn, chẳng phải ý căn thì không có năng biết, năng không ắt sở cũng không, nếu không có sở biết thì sao nói từ ý căn ra? Nếu có sở biết thì làm sao biết ý căn? Vậy hai tánh đồng và dị đã chẳng có thì giới từ đâu lập? - Nếu từ pháp trần ra, thì các pháp trong thế gian chẳng ngoài ngũ trần, ngươi hãy xét xem, các pháp sắc, thanh, hương, vị, xúc đều có tướng rõ ràng để đối với ngũ căn, chẳng thuộc phạm vi của ý căn, nếu thức ngươi nhất định từ pháp trần ra, thì ngươi hãy xét kỹ hình tướng của mỗi pháp như thế nào? Nếu lìa sắc, không, thông, nghẽn, ly, hợp và sanh, diệt, ngoài các tướng này chẳng có sở đắc, sanh thì các pháp sắc, không cùng sanh, diệt thì các pháp sắc, không cùng diệt, vậy cái nhân sanh ra đã không, làm saocó thức? Thức đã chẳng có, giới từ đâu lập? - Nên biết ý căn, pháp trần làm duyên với nhau sanh ra ý thức giới, ba chỗ đều không, tức ý căn, pháp trần, ý thức giới vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên. A Nan bạch Phật: - Như Lai thường giảng về nhân duyên hòa hợp rằng: Tất cả các thứ biến hóa trên thế gian đều do tứ đại hòa hợp mà sanh”, sao NhưLai lại bác bỏ cả hai nghĩa nhân duyên và tự nhiên? Nay con chẳng biết nghĩa này thế nào, xin Phật thương xót, khai thị pháp liễu nghĩa chẳng hý luận của trung đạo cho con và chúng sanh được rõ. Lúc bấy giờ, Thế Tôn bảo A Nan: - Trước đây, ngươi nhàm chán các pháp Tiểu Thừa Thanh Văn, Duyên Giác, phát tâm cầu đạo Vô Thượng Bồ Đề nên ta vì ngươi khai thịĐệ Nhất Nghĩa Đế, sao ngươi lại còn đem những hý luận của thế gian, vọng tưởng cho là nhân duyên mà tự ràng buộc? Ngươi dù h����c rộng nghe nhiều, như người chỉ dùng miệng nói thuốc, khi thuốc thật hiện tiền thì lại chẳng biết, Như Lai gọi là thật đáng thương xót. Nay ngươi hãy nghe kỹ, ta sẽ vì ngươi khai thị từng lớp một, cũng khiến những người tu đại thừa sau này thông đạt được thật tướng. A Nan yên lặng kính vâng thánh chỉ của Phật. - A Nan! Như ngươi đã nói, tứ đại hòa hợp sanh ra các thứ biến hóa trên thế gian. A Nan, nếu thể tánh của tứ đại chẳng phải hòa hợp thì chẳng thể lẫn lộn nhau, cũng như hư không, chẳng thể hòa hợp với các sắc tướng; nếu là hòa hợp thì đồng như biến hóa, đầu đuôi duyên nhau, sanh diệt tương tục, sanh rồi diệt, diệt rồi sanh, sanh sanh diệt diệt như vòng lửa quay tròn. A Nan, cũng như nước thành băng, băng lại thành nước, chẳng hề ngừng nghỉ. THẤT Đ��I l. TÁNH ĐỊA ĐẠI VỐN VÔ SANH - Ngươi xem tánh Địa, thô là đại địa, tế là vi trần, cho đến cực vi là lân hư trần, là sắc tướng nhỏ tột, nếu phân tách nữa thì thành tánh hư không. - A Nan, nếu cái lân hư trần đó tách được thành hư không, thì hư không cũng sanh được sắc tướng. Nay ngươi hỏi rằng, do hòa hợp mà sanh các tướng biến hóa trên thế gian, thì ngươi hãy xét, cái lân hư trần này phải dùng bao nhiêu hư không hợp lại mới có? Chẳng lẽ lân hư trần hợp thành lân hư trần? Lại lân hư trần đã tách thành hư không, thì dùng bao nhiêu sắc tướng hợp lại mới được thành hư không? Nếu lúc hợp sắc, sắc chẳng phải hư không; nếu lúc hợp không, hư không chẳng phải là sắc, sắc còn có thể tách ra được, chứ hư không làm sao mà hợp?
Chào khách | Hiện tại:
Wap đang được hoàn thiện...
Trình duyệt khuyến nghị: UCweb UCweb

Tổng cộng: 152 khách
TOP-RATING
Mail: admin@phathoc.wap.sh
PhatHoc.Wap.Sh - PL 2559