Old school Easter eggs.
↓ Cuối trang
Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là Kém hiểu biết.
Ủng hộ chương trình: Trái tim cho em. Soạn tin TTCE gửi 1408, mỗi tin nhắn 16,000 đồng, được chuyển tới Quỹ để hỗ trợ mổ tim nhân đạo cho trẻ em nghèo trên toàn quốc . Chi tiết: http://traitimchoem.vtv.vn
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn
Tìm kiếm:
Wap học Phật trên mobile

Đúng vậy, Phật giáo Ấn Độ, lúc Đức Phật còn tại thế cũng như sau khi Ngài nhập diệt, đều là ăn thịt, thế nhưng không sát sanh. Trong giới luật, không những nghiêm cấm sự giết người, mà còn không cho phép sự cố ý giết hại tất cả chúng sanh; ngay cả đến vi trùng trong nước, cũng phải dùng lưới lọc để tránh sự tổn hại. Như vậy, chứng tỏ rằng sự không sát sanh là điều Phật giáo quán triệt rất nghiêm cách. Thế nhưng, vì Đức Phật và các đệ tử đều phải sinh hoạt bằng cách đi khất thực, tùy thuộc vào thức ăn mà thí chủ bố thí, cho món gì ăn món đó. Đức Phật và các đệ tử của Ngài, quyết không vì sự ham thích mùi vị mà tự mình cố ý sát hại chúng sanh, hoặc cho rằng không thể không ăn thịt. Bởi vì phải đi khất thực để giáo hóa chúng sanh, việc ăn uống tùy thuộc vào kẻ khác, thành thử không thể nghiêm cấm việc ăn thịt. Các ngài tuy là ăn thịt, thế nhưng vẫn chưa phạm giới sát sanh cho nên chế độ ăn thịt lúc Đức Phật còn tại thế, vẫn là có sự hạn chế. Đối với những thí chủ cúng dường thịt cá, nếu thấy họ vì mình mà giết, thì lập tức từ chối không nhận. Bởi vì nếu ăn thịt như thế, chúng sanh vì mình mà bị giết; vốn là có thể từ chối [không thọ nhận] mà không chịu từ chối, đây là phạm vào giới sát sanh. Phật pháp cấm đoán việc ăn thịt, không phải vì đó là thịt mà cấm, mà là vì muốn cấm đoán việc sát sanh. Những người thường không hiểu ý nghĩa của sự không sát sanh, không biết rằng vì không muốn sát sanh cho nên không ăn thịt, chứ không phải vì đó là thịt mà không ăn thịt, vì sự ngộ nhận này, Phật giáo mới không tránh được sự dị nghị của thế gian. Do đây, các vị tỳ kheo sinh hoạt theo lối tu du hành khất thực giáo hóa chúng sanh, chỉ cần không thấy không nghe không nghi, thì sự ăn thịt của họ không phạm vào giới sát sanh. Thế nhưng, nếu như các vị ấy thọ sự cúng dường dài lâu của một tín đồ, thì phải cho họ biết rằng không nên vì các tỳ kheo mà làm các món ăn có thịt cá; nếu không, chẳng lẽ không biết rằng các vị tín đồ vì mình mà sát sanh! Làm sao có thể đổ thừa là Đức Phật cho phép mình ăn mặn? Giả như ăn thịt quen rồi, cảm thấy rằng không thể không ăn thịt, đây là vì bị mùi vị trói buộc, thì dù đó là tăng chúng của Tích Lan, Miến Điện, hay Thái Lan, trên căn bản đều đã phạm vào lời dạy của Đức Phật, đánh mất tinh thần từ bi của Phật giáo.

Chế độ xuất gia của Phật giáo, trên căn bản là để thích ứng với sinh hoạt khất thực của Ấn Độ thời bấy giờ. Trong cái nhìn tình cảnh sinh hoạt như thế, đối với thức ăn mà mình thọ dụng, không có thể nào hoàn toàn do mình lựa chọn, chỉ còn cách là có gì ăn nấy. Đây chỉ là phương tiện thích ứng hoàn cảnh và thời đại, thế nhưng trong tâm từ bi của Đức Phật, quyết chắc không phải là "nhất định phải ăn thịt tam tịnh nhục"! Cho nên để phát dương đầy đủ tinh thần đại bi của Đức Phật, trong các kinh điển Đại thừa như Tượng Dịch, Ương Quật, Lăng Già, Niết Bàn, Lăng Nghiêm, đều đã tuyên thuyết: Đệ tử của Đức Phật không nên ăn thịt, được ăn tam tịnh nhục chỉ là phương tiện, ăn thịt là đoạn diệt hạt giống từ bi (vì cố ý sát sanh), kẻ ăn thịt là quyến thuộc của ma". Thuyết lý về sự không ăn thịt của Đại thừa, là điều tuyệt đối khế hợp với tinh thần từ bi của Đức Phật. Đây không phải là một giọng điệu cao xa, mà là một điều thích hợp thực tế, có thể thực hành được. Bởi vì, lúc đầu các vị tỳ kheo, tuy rằng trải qua cuộc sống khất thực, nhưng trong tiến trình phát triển của Phật giáo, tăng đoàn được các vị quốc vương cùng các tín đồ cúng dường những khoảnh đất rộng lớn. Những khoaảh đất này, tuy rằng do tịnh nhân canh tác, tịnh nhân cúng dường ẩm thực, nhưng trên thực tế, ẩm thục được cúng dường là vật sở hữu của tăng đoàn. Một phần ẩm thực khác là do thọ nhận sự cúng dường của một số tín đồ nào đó (vẫn là đi khất thực mỗi ngày). Cái sinh hoạt đi khất thực từng nhà, đã từ từ thay đổi thực chất của nó. Trong hoàn cảnh mới mẻ này, nếu có vị tỳ kheo nào còn ăn thịt, thì đương nhiên vị đó đã do sự thèm muốn mà ăn thịt, làm sao có thể nói là không phạm giới cấm của Đức Như Lai? Cho nên vào thời kỳ Đại thừa đang hưng thịnh, các hành giả Đại thừa đã kiên quyết phản đối sự ăn thịt. Lại như các chùa chiền ở nước ta, đều sinh hoạt bằng cách tự cày cấy, tự mua sắm, tự nấu nướng, nếu như tăng chúng ở nước ta ăn thịt, thử hỏi làm sao không phạm vào giới cấm của Đức Như Lai? Không cần đề cập đến Đại thừa, ngay cả trong giới luật Thanh văn cũng không cho phép ăn thịt! Có một số vì muốn ăn thịt cho nên đã viện dẫn tăng chúng ở Tích Lan, Miến Điện, v.v..., ăn thịt, làm chứng cớ cho rằng tăng chúng ở Trung Quốc cũng có thể ăn thịt. Đây là do sự không thấu rõ thực tình, chỉ chìu theo thị dụccủa mình mà nói càng nói bướng!

Phật giáo ở Mông Cổ, Tây Tạng cũng có thể có chế độ ăn thịt. Thế nhưng, Mông Cổ, Tây Tạng là xứ chăn nuôi (khác với ấn độ, Trung Quốc là xứ trồng trọt), thực phẩm chính không ngoài thịt bò, thịt dê. Ở trong hoàn cảnh như vậy, không ăn thịt là một điều rất khó thực hiện. Nếu như vì phương tiện phải sinh hoạt bằng cách đi khất thực, nếu như có thể không tự mình giết, không bảo kẻ khác giết, thì sự ăn thịt của Mông Cô, Tây Tạng, là điều có thể chấp nhận, mà không phạm vào giới không sát sanh.

Trên phương diện hoàn cảnh, cũng như tín ngưỡng, sự ăn thịt của tín đồ Phật giáo Mông Cổ, Tây Tạng, thực sự không có gì đáng phê bình, hoặc đáng bắt chước. Thế nhưng, những kẻ chịu ảnh hưởng của Phật giáo Mông Cổ, Tây Tạng, biện hộ cho sự ăn thịt, đưa ra những lập luận ly kỳ càng ngày càng đông. Bọn họ cho rằng: "Tu tập Mật giáo, bởi vì muốn phá chấp, không thể không ănthịt". Trên thế giới đầy dẫy những kẻ ăn thịt, những kẻ không chịu ăn chay, đã không không đề xướng sự ăn chay để phá sự vọng chấp của kẻ ăn thịt thì thôi, lại còn quay lại chỉa mũi dùi vào thiểu số người ăn chay, dẫn dụ bọn họ ăn thịt, xin hỏi một điều nào phi lý hơn hay không? Chẳng lẽ những kẻ tu Mật giáo ăn thịt, lại chuyên tâm muốn dụ dỗ thiểu số người ăn chay? Bọn họ lại cho rằng: "Chúng tôi ăn thịt là vì muốn độ những loài súc sanh đó". Theo lời giải thích của bọn họ, nếu trước khi ăn, tụng niệm cho con vật, thì sẽ kết nhân duyên độ chúng nó sau này. Giả như, thực sự vì muốn độ bọn chúng, chẳng lẽ lại không nghĩ đến việc độ cha mẹ, anh em, con cái mình? Tại sao lại không ăn thịt cha mẹ, con cái, anh em mình? Nếu như nói rằng có phương pháp hay hơn để độ cho cha mẹ, con cái, anh em, thì trong việc phổ độ chúng sanh, tại sao lại không độ các loại chúng sanh như: trùng, rết, cóc, giòi tữa, v.v... Chẳng lẽ lại không chịu độ bọn chúng? Tại sao lại không chịu ăn những loại giòi, trùng này? Lý luận của những kẻ ăn ăn thịt, rốt cuộc cũng vẫn là vô ích. Thẳng thắn mà nói: " Vì muốn ăn thịt chúng sanh nên nói muốn độ chúng sanh, chứ làm gì có chuyện muốn độ chúng sanh nên mới ăn thịt chúng sanh!"

Một phần Phật giáo đồ trong nước, đã không sanh trưởng trong địa khu chăn nuôi, lại cũng không tu tập Mật giáo, thế mà lại viện dẫn việc Mông Cổ, Tây Tạng ăn thịt, là chứng cớ biện hộ cho việc ăn thịt của mình. Đây chẳng phải là điều vừa đáng thương hại, vừa đáng buồn cười hay sao?

Phật giáo Nhật Bổn, trong qua khứ tiếp thọ, truyền thừa Phật giáo Trung Quốc, cho đến ngày nay trừ Tịnh Độ Chơn Tông ra các tông phái lớn khác vẫn theo chế độ ăn chay. Ban đầu, các vị tu sĩ phái Chơn Tông, lấy vợ ăn thịt, theo thời gian, các tông phái khác cũng bắt chước bọn họ, điều này làm cho Phật giáo Nhật Bổn cùng lúc càng đi xa với truyền thống ăn chay của Phật giáo Trung Quốc. Phật giáo Nhật Bổn, tuy mang hình thức tăng lữ, song phần lớn chưa thọ giới xuất gia. trên thực tế, có thể nói đây là Phật giáo của hàng tại gia. Thay vì nói rằng Phật giáo Nhật Bổn siêu việt chế độ xuất gia của Thanh văn thừa, để tiến vào hàng ngũ tại gia của Bồ tát thừa, chẳng bằng nói rằng bọn họ từ hàng ngũ xuất gia của Thanh văn thừa, thoái lui vào hàng ngũ tại gia của Nhân thừa. Đối với sự ăn thịt Phật giáo Nhật Bổn, chúng ta không nên dùng tiêu chuẩn quá sùng cao, nghiêm cách mà bình luận bọn họ.

Bảo hộ sanh mạng là tinh thần căn bản của Phật giáo, đây là nguyên tắc đồng nhất; thế nhưng trên thực tiển, không thể không thích hợp hoàn cảnh, hoặc căn tính. Từ phương diện hoàn cảnh: là do chế độ khất thực mà phải phương tiện cho phép ăn tam tịnh nhục; hoặc là do sự cư trú trong khu vực chăn nuôi, mà phải phương tiện cho phép ăn thịt. Ở đây, chỉ cần không tự mình giết, không bảo người khác giết, không trực tiếp vì mình mà giết, thì sự ăn thịt không đi ngược với giới không sát sanh. Thế nhưng tăng chúng ở Trung Quốc, tự mình mua sắm, tự mình mình nấu nướng, thì không luận như thế nào, ăn thịt là một sự vi phạm giới luật. Hoàn cảnh đã có những đặc tính khác nhau, không thể nói một cách chung chung được. Thế nhưng, dù sao chăng nữa, tinh thần đại bi bảo hộ sanh mạng, trước sau vẫn là lý tưởng tối cao của những người học Phật, không nên vì chấp trước vào phương tiện tạm thời mà quay lại phản đối lý tưởng cứu cánh.

Nếu từ phương diện căn tánh mà nói: " Đối với những hành giả thực sự có căn tánh Đại thừa, tu học pháp Đại thừa, thì phải nên tuyệt đối cấm đoán việc ăn thịt, nuôi dưỡng tâm từ bi. Còn đối với các haàh giả Thanh văn chú trọng đến sự tự lợi, Đức Như Lai phương tiện cho phép họ ăn tam tịnh nhục. Còn như đối với những tín đồ thông thường, đã chưa từng phát tâm cầu xuất ly (giải thoát), lại càng chưa từng phát tâm Bồ đề, mà thực sự chỉ là mong cầu con đường Nhân thiên trong Phật giáo, thì ngoài việc cấm giết người ra, đối với việc sát hại, hoặc ăn thịt các sanh vật khác, tuy là pháp tạp nhiễm, tội lỗi, song không thể nào quở trách bọn họ một cách quá nghiêm khắc được. Bởi vì từ vô thỉ đến nay, luân hồi điên đảo, chúng sanh nhất luật đều như thế cả. Thế nhưng vì muốn dẫn đạo bọn họ vào trong Phật pháp, cũng không ngại việc khuyến khích bọn họ ăn chay, hoặc một tháng hai ngày (mùng một và ngày rằm), hoặc một tháng sáu ngày, hoặc trong một thời gian ngắn hạn, để làm tăng thượng duyên cho sự giải thoát cho bọn họ. Nói cách khác, đối với những tín đồ đã quen ăn mặn, thay vì lập tức cấm đoán họ ăn thịt, chẳng bằng dùng phương tiện từ từ dẫn dắt họ vào việc ăn chay.

Phật giáo đồ Trung Quốc, ăn chay quen rồi, thường thường lại có quan niệm sai lầm là "học Phật không thể không ăn chay" . Đối với những kẻ học Phật mà còn ăn mặn lại thường sanh tâm khinh miệt, hủy báng. Điều này làm cho những kẻ ăn mặn không dám học Phật, mà lại đưa đến những phảng ứng sai lầm, tà vạy không tốt của những kẻăn mặn. Còn kẻ ăn mặn, ăn mặn quen rồi, hoặc không thể xả bỏ được sự ham thích mùi bị, đối với vấn đề ăn chay, lại khởi lên nhiều lập luận ngang bướng, từ lập luận "ăn thịt cũng ngại gì", dẩn đến lập luận "không thể không ăn thịt". Không những cho rằng: "kẻ học Phật có thể ăn thịt", mà lại còn công kích những kẻ ăn chay, cho rằng ăn thịt là hợp lý, là điều phải nên làm. Phản đối sự ăn chay, phá hoại tất cả đạo lý về sự ăn chay, điều này biến thành những lập luận phi lý.

Hy vọng các bạn ăn mặn, tự mình không thể không ăn thịt, nên giảm bớt việc tạo ác nghiệp, hủy báng chánh pháp lại. Thưa các bạn , những luận điệu của các bạn, là những lập luận sai lầm, đưa đến sự đoạn diệt của dòng giống Phật!

Chào khách | Hiện tại:
Wap đang được hoàn thiện...
Trình duyệt khuyến nghị: UCweb UCweb

Tổng cộng: 232 khách
TOP-RATING
Mail: admin@phathoc.wap.sh
PhatHoc.Wap.Sh - PL 2559