XtGem Forum catalog
↓ Cuối trang
Nghĩ đến thân thể đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì tham dục dễ sanh.
Ủng hộ chương trình: Trái tim cho em. Soạn tin TTCE gửi 1408, mỗi tin nhắn 16,000 đồng, được chuyển tới Quỹ để hỗ trợ mổ tim nhân đạo cho trẻ em nghèo trên toàn quốc . Chi tiết: http://traitimchoem.vtv.vn
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn
Tìm kiếm:
Wap học Phật trên mobile
Trang chủ > Niệm Phật vấn đáp > Mười Hai Phương Pháp Niệm Phật Trì Danh Là Gì? - Trang 1
[< Danh mục] Trang: [2]

Trì Danh Niệm Phật Có Mười Phương Pháp Như Sau:

1.- Niệm Phật Cao Tiếng: Niệm lớn tiếng, đem hết cả tinh lực toàn thân dồn vào trong câu niệm Phật, khác nào những tiếng đại hồng chung, những tiếng sư tử rống, át cả trời đất vũ trụ.

Kinh Ðại Tập nói: “Niệm Phật lớn tiếng có mười công đức:

1) Ðánh tan hôn trầm mê ngủ.

2) Thiên ma kinh sợ.

3) Tiếng vang khắp mười phương.

4) Ba đường ác được dứt khổ.

5) Tiếng bên ngoài không xâm nhập.

6) Niệm tâm không tán loạn.

7) Mạnh mẽ tinh tấn.

8) Chư Phật vui mừng.

9) Tam muội hiện tiền.

10) Vãng sanh về Tịnh độ”.

2.- Mặc Niệm: Lúc niệm, môi chỉ hơi mấp máy, không phát ra tiếng, niệm thầm.

3.- Niệm Kim Cang: Tức niệm ra tiếng. Niệm vừa tiếng, không lớn quá, không nhỏ quá. Nghe thong thả hòa hoãn. Cứ vừa niệm vừa nghe như thế, óc sẽ không bị xao lãng và tâm thần định được. Phương pháp này hiệu lực rất lớn lao, cho nên đem ví dụ với ngọc Kim cang. Kim nghĩa là vàng, thí dụ cho sự cô đọng cẩn mật; cang nghĩa là cứng, thí dụ cho sự cứng rắn; vừa cẩn mật, vừa cứng rắn thì ngoại cảnh khó xâm nhập và tạp niệm dễ bị đánh tan.

Trong các phương pháp niệm Phật, phương pháp này được thường dùng hơn hết. Phương pháp này lại có tên là PHẢN VĂN NIỆM PHẬT, nghĩa là niệm chữ nào trở lại nghe chữ ấy, chữ ra từ miệng lại trở về tai.

Cần phải niệm Phật ra tiếng thì tam muội dễ thành. Niệm thầm nhỏ phần nhiều bị tán loạn. Ðiều này riêng hành giả tự biết, người ngoài không rõ thấu được.

4.- Niệm Giác Chiếu: Một mặt xưng danh hiệu Phật, một mặt quay tâm trí của mình trở lại soi xét tự tánh.

5.- Niệm Quán Tưởng: Một mặt xưng danh hiệu Phật, mặt khác quán tưởng thân Phật và Bồ-tát trang nghiêm đang đứng trước ta. Quán tưởng cảnh Cực lạc với lầu đài tráng lệ, lưới báu bủa giăng, hoa nở chim kêu, đương phát ra tiếng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng v.v...

6.- Niệm Truy Đảnh: Cũng như phép niệm Kim cang nói trên, nhưng giữa chữ trước và chữ sau, giữa câu trước và câu sau, đừng để xen hở. Chữ nọ bồi vào chữ kia, câu sau chồng lên câu trước, trung gian không cho dứt hở nên gọi là truy đảnh. Truy nghĩa là đuổi theo, đảnh là đầu. Tức là đuổi theo, niệm đầu niệm sau nối liền nhau không dứt hở.

Chào khách | Hiện tại:
Wap đang được hoàn thiện...
Trình duyệt khuyến nghị: UCweb UCweb

Tổng cộng: 200 khách
TOP-RATING
Mail: admin@phathoc.wap.sh
PhatHoc.Wap.Sh - PL 2559