↓ Cuối trang
Phá sản lớn nhất của đời người là Tuyệt vọng.
Ủng hộ chương trình: Trái tim cho em. Soạn tin TTCE gửi 1408, mỗi tin nhắn 16,000 đồng, được chuyển tới Quỹ để hỗ trợ mổ tim nhân đạo cho trẻ em nghèo trên toàn quốc . Chi tiết: http://traitimchoem.vtv.vn
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn
Tìm kiếm:
Wap học Phật trên mobile
Trang chủ > Sách – Truyện > Tùy bút - Tại thầy nóng quá - Trang 1
[< Danh mục] Trang: [2]
Tại thầy nóng quá
Tác giả: Thích Chân Tính
 

   Ðược tin thầy gọi, tôi đi vội lên nhà khách. Bước vào phòng tôi hơi ngạc nhiên thấy ngoài thầy ra còn có hai chú tiểu ngồi đó. Sau khi xá chào thầy, thầy chỉ tay về phía chiếc ghế đối diện với hai chú tiểu và bảo tôi ngồi xuống. Tôi đang phân vân chưa hiểu chuyện gì thì thầy lên tiếng:

      - Từ nay về sau tôi giao hai chú này cho thầy trông nom, uốn nắn. Thầy nhớ trách nhiệm này chứ?

      - Dạ nhớ.

   Quay qua hai chú, thầy nhấn mạnh:

       - Mấy chú có nghe tôi dặn không?

   Hai chú khép nép thưa:

       - Mô Phật, nghe.

      - Sáng nay hai chú này có chuyện xô xát lẫn nhau. Bây giờ thầy điều tra xem sự việc xảy ra thế nào? Ai phải ai trái rồi thuật lại cho tôi rõ.

   Dứt lời thầy đứng dậy và bước ra khỏi phòng. Chúng tôi cũng đứng dậy tiễn thầy.

   Từ trước tới nay, những chuyện xích mích xảy ra giữa hai chú Lâm và Ly này, tôi cũng đã khuyên nhiều lần nhưng đều vô hiệu quả. Hôm nay trước mặt hai chú, sư phụ chính thức giao quyền dạy dỗ hai chú cho tôi, tôi thấy mình có thêm sức mạnh về uy quyền. Tôi đưa mắt nhìn hai chú một lượt để thị uy rồi với giọng đàn anh tôi nói:

      - Sao, bộ mấy chú định quậy nữa phải không?

   Hai chú ngồi im re, mặt cúi xuống. Thấy vậy tôi tiếp:

      - Ðây là nơi trang nghiêm thanh tịnh chứ có phải võ đài hoặc nơi chợ búa đâu mà mấy chú cãi nhau, đánh nhau ỏm tỏi như vậy. Thật là quá lắm, quá lắm! Ở chùa mà không biết luật nghi, không kiêng nể ai gì hết ráo! Bây giờ chú Lâm hãy trình bày cho tôi rõ câu chuyện xảy ra giữa hai người như thế nào để tôi còn biết đường phân xử.

   Tôi ngồi nghiêm nét mặt ra vẻ như một quan tòa. Tuy vậy, nhìn gương mặt bình thản của chú, tôi biết những lời nói và cử chỉ thị uy của mình vẫn chưa có hiệu quả bao nhiêu. Chú ung dung trả lời:

      - Thưa thầy, sáng nay, sau khi quét dọn chính điện xong, con trở về phòng và thấy lọ mực để trên bàn bị đổ. Lúc con vừa vào phòng thì thấy thằng nhóc này đi ra.

      - Nè, nè, trước mặt tôi chú phải ăn nói nghiêm túc lễ phép nghe chưa. Chú có biết cách xưng hô với người trên kẻ dưới như thế nào không?

      - Dạ biết.

      - Biết sao đâu, chú nói tôi nghe thử nào?

      - Dạ, lớn kêu là huynh, nhỏ kêu là đệ.

      - Tốt, tiếp tục trình bày.

      - Thấy lọ mực đổ, con biết chỉ có cái thằng đệ này chứ...

      - Ơ, ơ... lại ăn nói hàm hồ nữa rồi. Ðệ là đệ chứ sao lại thằng đệ. Nếu không gọi đệ thì gọi là chú, nghe chưa?

   Chú gật đầu rồi tiếp:

      - Thấy vậy con kêu chú lại hỏi, nhưng chú cứ một mực chối là không có làm đổ. Nhìn mấy cuốn sách bị mực làm cho loang lổ, con tức quá tát cho chú một bạt tay.

      - Úi chà, như vậy là nóng nảy quá không được. Chưa gì đã gây chiến rồi. Tôi xen vào.

      - Dạ, nhưng chú đã đưa tay ra đỡ nên không trúng. Thấy đánh tay không được, tức quá con giơ chân lên đá thật mạnh vào mình chú một cái.

       - Bậy, bậy, chơi đòn nguy hiểm như vậy thì chết người ta rồi còn gì! Tôi lắc đầu than.

       - Dạ, nhưng chú đã nhanh tay chụp chân con lại và xô con một cái ngã chổng kềnh xuống đất.

   Ðáng đời, ai biểu lớn ăn hiếp nhỏ. Tôi cười thầm.

     - Tội nghiệp quá! Té có đau không?

     - Dạ hơi ê ẩm một tí!

     - Thôi được, không bể đầu là tốt rồi. Cứ tự nhiên kể tiếp.

     - Lúc đó, lửa giận trong người con sôi lên sùng sục ...

     - Nói ngắn gọn thôi, không cần văn chương lúc này – tôi chỉnh – chỉ cần nói giận quá là tôi hiểu rồi, khỏi phải nói sôi sùng sục gì cả.

     - Dạ, lúc đó con giận quá vớ ngay chiếc dép phang cho chú một cái.

   Trời đất! Chơi tay, chơi chân không lại, bây giờ còn dở trò chơi dép nữa ta.

      - Ðúng là giận quá mất khôn rồi. Chú có biết là phang như vậy nguy hiểm lắm không?

      - Dạ, nhưng chú ấy lại chụp được chiếc dép và phang lại trúng ngay trán con.

   Chú đưa tay chỉ vết bầm nơi trán. Tôi cố nín cười và nhủ thầm: Tội nghiệp không! Lớn đánh nhỏ không lại còn bị nhỏ cho đo đất và choảng u đầu nữa. Tôi động lòng thương nói:

      - Chú cầm đỡ lọ dầu cù là này xoa lên chỗ bầm. - Tôi đưa tay vào túi áo lấy lọ dầu nhưng lại rút tay ra không – À quên, vừa nãy để trong phòng không có đem theo.

     - Cám ơn lòng tốt của thầy.

     - Không có chi, thương người như thể thương thân. Chú đau cũng như tôi đau tiếc chi chút dầu. Thôi bây giờ chú tiếp tục trình bày đi.

     - Lúc chiếc dép chạm vào trán con thấy nháng lửa một cái, tiếp theo đó ba bốn ông sao hiện ra chớp chớp nhảy múa trước mắt. Ðau quá con đưa tay ôm đầu rồi lom khom đứng dậy định trả đũa thì chú ấy đã phi thân mất tiêu rồi. Buồn cho thân phận, giận vì u đầu, con liền thẳng đến phòng thầy trụ trì trình bày sự việc.

   Lớn đánh nhỏ mà không biết xấu hổ còn đi thưa nữa. Ðã vậy, mở miệng ra còn bày đặt nói văn chương.

      - Thôi được, phần của chú coi như tạm xong. Bây giờ tới lượt chú Ly cứ thật thà mà khai báo. Có sao nói vậy, bất tăng bất giảm.

      - Dạ thưa thầy, sáng nay khi vào phòng chú Lâm con đã thấy lọ mực đổ trên bàn rồi.

       - Tại sao chú vào phòng người ta?

       - Dạ con đem trả cuốn truyện. 

       - Truyện gì?

       - “Chiến tranh và hòa bình” của Lép Tonxtôi. Lúc chú Lâm vào phòng thấy lọ mực đổ và kêu con lại hỏi. Con thật thà trình bày đầu đuôi chú nghe, nhưng chú không tin và cứ khăng khăng đổ lỗi cho con và còn đánh con nữa.

   Tôi quay qua chú Lâm hỏi:

       - Chú đã coi truyện “Chiến tranh và hòa bình” chưa?

       - Dạ rồi.

       - Vậy mà hai người đã không hòa bình lại còn gây chiến tranh nữa. Coi truyện như vậy thật là vô ích quá.

Chú Ly nhanh miệng xen vào:

       - Dạ, con cũng muốn hòa bình lắm chứ nhưng vì chú Lâm gây chiến trước, bắt buộc con phải tự vệ. Dù sao cuộc chiến tranh vệ quốc của con vẫn là chính nghĩa.

      - Chà, hai người đánh nhau mà kêu là “vệ quốc”. Vệ cái con khỉ mốc, vệ cái thân của chú còn chưa xong nữa ở đó mà bày đặt vệ quốc. Thế chú có biết nguyên do nào mực đổ không?

       - Dạ không.

       - Lẽ ra chú Lâm đánh chú như vậy, chú phải lên thưa với thầy mới đúng. Tại sao chú đánh lại như thế?

      - Dạ con đâu có đánh, con chỉ đỡ theo thói quen đó thôi. Nếu con thực tâm đánh thì chú ấy không còn cái răng ăn cháo nữa.

       - Mày nói cái gì?

   Mặt chú Lâm xám ngắt, đứng phắt dậy định đánh chú Ly.

Chào khách | Hiện tại:
Wap đang được hoàn thiện...
Trình duyệt khuyến nghị: UCweb UCweb

Tổng cộng: 90 khách
TOP-RATING
Mail: admin@phathoc.wap.sh
PhatHoc.Wap.Sh - PL 2559

Old school Easter eggs.