80s toys - Atari. I still have
↓ Cuối trang
Thấy lợi đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê phải động.
Ủng hộ chương trình: Trái tim cho em. Soạn tin TTCE gửi 1408, mỗi tin nhắn 16,000 đồng, được chuyển tới Quỹ để hỗ trợ mổ tim nhân đạo cho trẻ em nghèo trên toàn quốc . Chi tiết: http://traitimchoem.vtv.vn
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn
Tìm kiếm:
Wap học Phật trên mobile
Giải nghi
 
   1. Hỏi: Xin cho biết Bổn sư và Y chỉ sư khác nhau thế nào? 
       Đáp: Bổn sư là vị thầy đứng chủ lễ quy y Tam bảo và đặt pháp danh cho mình. Y chỉ sư là vị thầy mà chúng ta đến nương tựa học Phật pháp. Sau khi quy y với Bổn sư, chúng ta có thể đến nương tựa một vị thầy nào đó để cầu học Phật pháp, vị thầy đó gọi là Y chỉ sư. Chúng ta chỉ đến cầu pháp không cần phải quy y lại.

   2. Hỏi:
Pháp danh là gì?
       Đáp: Khi chúng ta mới sinh ra, cha mẹ đặt tên cho mình, tên đó gọi là thế danh hay tục danh. Khi chúng ta quy y Tam bảo, chính thức bước vào cửa Phật, vị Bổn sư đặt cho mình cái tên đạo gọi là pháp danh.

   3. Hỏi: Khi đến chùa gọi vị Tăng là thầy, đến Tịnh xá gọi là Sư. Thầy và Sư danh xưng có gì khác? 
       Đáp: Thầy và Sư danh xưng giống nhau. Sư nguyên là chữ Hán, dịch ra chữ Việt là thầy. Chư Tăng Nam tông và hệ phái khất sĩ thường dùng chữ Sư; chư Tăng Bắc tông thường gọi là thầy.

   4. Hỏi:
Vì sao gọi Bắc tông và Nam tông?
      Đáp: Sau khi Phật Thích Ca nhập diệt tại Ấn Độ, giáo pháp của Ngài truyền ra nước ngoài chia thành hai dòng phái chính. Dòng phái truyền qua Trung Á đến Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... gọi là Bắc truyền hay Bắc tông, thuộc Phật giáo phát triển. Dòng phái truyền đến vùng Đông Nam Á bao gồm các nước Miến Điện, Thái Lan, Cao Miên, Lào... gọi là Nam truyền hay Nam tông, thuộc Phật giáo Nguyên thủy. Tại Việt Nam chúng ta, có cả hai dòng phái Nam tông và Bắc tông.

5. Hỏi:
Cùng tu học Phật pháp, vì sao quý thầy Bắc tông ăn chay, quý Sư Nam tông không ăn chay?
    Đáp: Quý Sư Nam tông theo truyền thống khất thực thời đức Phật còn tại thế, dân chúng dâng cúng thức ăn gì thì nhận, không phân biệt chay hay mặn. Nếu dân chúng cúng chay, quý Sư cũng vẫn ăn chay. Quý thầy Bắc tông không đi khất thực, ở tại chùa, có nhà bếp tự nấu thức ăn nên việc ăn chay thuận lợi hơn quý Sư Nam tông.

  
6. Hỏi: Làm sao phân biệt Đại đức, Thượng tọa, Hòa thượng?
Đáp: Một người xuất gia tu học Phật pháp, khi thọ giới Tỳ–kheo gọi là Đại đức. Theo quy định của hiến chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, vị Đại đức tu học thời gian 25 năm sau khi thọ Tỳ–kheo, tuổi đời phải từ 45, có đạo hạnh, có công đức với đạo pháp được Giáo hội tấn phong giáo phẩm Thượng tọa. Thượng tọa tương đương với Ni sư bên Ni giới. Vị Thượng tọa tu học thêm 15 năm tuổi đạo nữa (cộng với 25 năm là 40 năm), tuổi đời từ 60, có đạo hạnh, có công đức với đạo pháp, được Giáo hội tấn phong Hòa thượng. Hòa thượng tương đương với Ni trưởng bên Ni giới. Giáo hội Phật giáo Việt Nam chúng ta chưa có dấu hiệu nào để phân biệt ai là Thượng tọa, Hòa thượng. Chúng ta chỉ biết qua cách gọi của chư tôn đức với nhau.

   7. Hỏi:
Người xuất gia thường gọi là Sa–di  hoặc Tỳ–kheo, xin cho biết ý nghĩa?
       Đáp: Sa–di là người nam xuất gia thọ 10 giới. Sa–di có ba nghĩa: tức từ, cần sách và cầu tịch. Tức từ là dứt ác làm lành, cần sách là siêng năng tinh tấn tu hành, cầu tịch là dứt trừ phiền não cầu Niết–bàn.
   Tỳ–kheo là người xuất gia thọ 250 giới, gọi là Cụ túc giới. Tỳ–kheo có ba nghĩa: khất sĩ, bố ma và phá ác. Khất sĩ là trên cầu giáo pháp của Phật để tu dưỡng pháp thân huệ mạng, dưới xin món ăn của người để nuôi dưỡng thân tứ đại; bố ma là làm cho ma vương khiếp sợ; phá ác là đoạn trừ các phiền não.

   8. Hỏi:
Nghe quý Phật tử thường gọi nhau là đạo hữu hoặc liên hữu, xin cho biết sự sai khác của hai từ này?
       Đáp: Đạo hữu là bạn đạo, cùng nhau tu học Phật pháp. Từ này được dùng chung cho Phật tử khi gọi nhau. Liên hữu là bạn sen, từ này thường chỉ để gọi những người cùng tu theo pháp môn Tịnh độ. Người tu Tịnh độ được sinh về thế giới Cực lạc của Phật A Di Đà từ trong hoa sen, nên gọi là bạn sen.

   9. Hỏi:
Xin cho biết Bồ tát và bố tát khác nhau hay gọi lầm Bồ tát thành bố tát?
       Đáp: Bồ tát và bố tát khác nhau, không phải do gọi lầm. Bồ tát là chỉ cho người tu hạnh Bồ tát; bố tát chỉ cho việc đọc tụng giới luật Phật.
   Bồ tát dịch là giác hữu tình. Người tu hành trên cầu Phật đạo bằng trí tuệ, dưới hóa độ chúng sinh bằng tâm từ bi. Hợp lại mà nói trên cầu Phật đạo để tự giác, dưới hóa độ chúng sinh để giác tha, đây là ý nghĩa của Bồ tát.
   Bố tát dịch là thuyết giới, trưởng tịnh... pháp mà cứ mỗi nửa tháng vào ngày 14 hoặc 15 và 29 hoặc 30 các Tỳ–kheo nhóm họp lại một chỗ để tụng giới, thỉnh một vị Tỳ–kheo tụng giới bổn Ba–la–đề–mộc–xoa để xét lại hành vi của các Tỳ–kheo trong nửa tháng qua xem có đúng giới bổn hay không. Nếu có ai phạm giới phải sám hối trước chúng Tăng. Mỗi nửa tháng tụng giới như vầy giúp các Tỳ–kheo an trụ lâu dài trong tịnh giới, nuôi lớn pháp lành, thêm nhiều công đức gọi là bố tát.
Chào khách | Hiện tại:
Wap đang được hoàn thiện...
Trình duyệt khuyến nghị: UCweb UCweb

Tổng cộng: 131 khách
TOP-RATING
Mail: admin@phathoc.wap.sh
PhatHoc.Wap.Sh - PL 2559