Một điều đặc biệt của Minh, dù rất bận rộn công việc nhà, giúp đỡ mẹ già, nhưng Minh vẫn luôn nuôi ý chí hướng về tâm linh. Minh luôn đặt một niềm hy vọng ở ngày mai, là sẽ trở thành một vị tu sĩ trong việc hoá độ chúng sanh. Một niềm khao khát trong lòng Minh vẫn là sự giúp đỡ cho những người nghèo khổ hay những trẻ thơ mồ côi cha lẫn mẹ. Chính vì vậy, Minh luôn luôn tranh thủ với công việc giúp mẹ và sau đó xin phép mẹ đến chùa để làm công quả. Vì bản tánh siêng năng, cần mẫn của Minh đã khiến cho mọi người trong chùa hết lòng thương mến, đặc biệt là vị Sư trụ trì. Nhưng ngày tháng lại qua mau, hết tháng rồi đến năm, Minh đang sống trong cảnh êm đềm, nhưng bỗng đâu, bóng tối của sự nghèo đói lại tràn đến bao phủ gia đình Minh. Mẹ, cha của Minh đã bôn ba xuôi ngược với cảnh đời, luôn lặn hụp ngoài biển khơi mà vẫn không sao đủ cơm ngày hai bữa. Cuối cùng, tất cả những người, anh, em phải thôi học nữa chừng.
Có lẽ, Minh đã gặp được dịp may. Vì cảm thương cho hoàn cảnh của Minh, mà vị Sư trụ trì đã xin cha, mẹ Minh cho phép Minh được về Chùa. Thế rồi, cuộc đời của Minh đã mở ra một trang sử mới. Từ đó, Minh đã trở thành một chú Tiểu, Pháp danh là Nguyên Chơn sống dưới mái chùa ở một ngôi làng nghèo.
Đến đây, chúng tôi đã ngưng lại những vọng niệm của chúng tôi, vì có tiếng người từ xa vọng lại. Đó là tiếng nói phát ra từ vị Thầy của chúng tôi. Người đã sai chúng tôi ra ngoài mở cổng, vì có người muốn xin vào lễ Phật. Vâng lời Thầy dạy, chúng tôi vội vàng đến bên người khách để mở cổng. Ồ! Thì hóa ra một ông lãọ chống chiếc gậy trong tay, chúng tôi liền cất giọng bằng câu “Nam Mô A Di Đà Phật”, với sự thương kính vô cùng và chấp tay búp sen để xá chào. Chúng tôi trông người ấy có vẻ đói và mệt nhọc lắm. Chúng tôi liền vội vàng hướng dẫn cụ vào điện Phật. Cầm tay cụ, nhưng chúng tôi luôn có cảm giác là



-Thưa cụ ! mấy ngày nay cụ có ăn gì không?
Cụ đáp bằng giọng yếu ớt nhưng nhẹ nhàng.
-Đã ba, bốn ngày, tôi không ăn gì cả.
Tôi lại hỏi.
-Tại sao cụ phải nhịn đói như vậy?
Cụ đáp,
-Vì tôi không có nhà cửa và họ hàng chi cả. Mỗi ngày, tôi phải chống gậy đi xin ăn. Nhưng ba, bốn ngày rồi, khí trời lạnh buốt, tôi ngồi bên vệ đường để chờ những khánh hành hương, mà vẫn không sao thấy được một bóng người qua lại. Vì đói, nên tôi vào xin Thầy một bữa cơm đạm bạc.
Chúng tôi lại hỏi -
-Tại sao ông cụ biết nơi đây mà

Ông cụ liền đáp,
-Vì tôi có nghe nhiều người nói về sự nhân đức của vị Thầy trụ trì ở đây. Ngài có xây cho người dân chúng tôi một chiếc cầu và thỉnh thoảng Người còn cho chúng tôi thức ăn và

Sau khi dùng cơm xong, tôi đã mời ông lão uống nước. Ông lão từ từ chậm rãi kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời đau khổ của ông.
Cụ nói,
-Cụ chỉ có một đứa con gái, năm nay, nó chỉ khoảng chừng 15, 16 tuổi. Nhưng không may, nó phải lâm vào cơn bệnh hiểm nghèo. Vì gia đình của chúng tôi quá nghèo, không có tiền chạy chữa thuốc thang, nên nó phải qua đời trong tuổi đời vẫn còn thơ dại. Nói đến đây, hai hàng nước mắt của cụ rưng rưng chảy. Tôi cũng cảm thấy quá xúc động. Ông cụ đã phải dừng lại trong một giây phút thật lâu, vì trong nỗi niềm xúc động vô hạn của ông. Chúng tôi không dám hỏi gì thêm ở ông cụ và giữ im lặng trong chánh niệm. Sau một lúc, ông lại chậm rãi kể tiếp. Vì buồn thương nhớ con, nên bà nhà của tôi không ăn, không uống chi cả, mà suốt ngày cứ mãi gọi con. Rồi không bao lâu, bà lại phát bệnh theo con gái của tôi qua đời. Nên bây giờ, tôi chỉ sống có một mình bên túp liều cạnh bờ sông. Mỗi ngày, tôi phải đi xin ăn bên vệ đường. Vì tuổi già sức yếu, tôi không thể làm được gì cả. Nói đến đây, ông cụ khóc nức nở mà không nói gì thêm nữa cả. Chúng tôi cũng cảm thấy quá xúc động mà khóc theo ông.
Trong sự đau buồn cho kiếp người, chúng tôi phải cúi đầu, rồi thầm lặng trong suy tư. Bỗng đâu, tôi nhớ lại câu chuyện mà Thầy tôi có kể cho tôi cách đây cũng khá lâu về một bà lão được sanh ra trong thời Đức Phật. Khi ông cụ nhìn tôi bằng đôi mắt trìu mến, đáng thương, như cặp mắt của bao nhiêu người cha nhìn đứa con thơ, tôi liền kể cho ông cụ nghe về câu chuyện của một bà lão ăn mày.