Polaroid
↓ Cuối trang
Kẻ thù lớn nhất của đời người là Chính mình.
Ủng hộ chương trình: Trái tim cho em. Soạn tin TTCE gửi 1408, mỗi tin nhắn 16,000 đồng, được chuyển tới Quỹ để hỗ trợ mổ tim nhân đạo cho trẻ em nghèo trên toàn quốc . Chi tiết: http://traitimchoem.vtv.vn
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn
Tìm kiếm:
Wap học Phật trên mobile
Niệm Phật đầy đủ tam học
 
   Niệm Phật có bốn loại:
 
   1. Thật tướng niệm Phật:

  Theo lý Thật tướng, niệm pháp thân Phật. Pháp thân thanh tịnh như hư không, biến khắp pháp giới, thật không có tướng có thể được, không có tướng tâm năng niệm, tướng Phật sở niệm, năng sở đều quên, tâm, Phật không hai. Tâm tức là Phật, Phật tức là tâm. Nếu niệm Thật tướng thì không niệm mà niệm, niệm tức không niệm, nhất tâm bất loạn, trạm nhiên thường trụ, đây là Lý niệm.

   Vân Thê nói rằng: “Niệm không chân niệm, sinh nhập Vô sinh”. Niệm Phật tức là niệm tâm, sinh Cực Lạc không rời ngũ trược, tâm Phật chúng sinh vốn một, trung đạo chớ kẹt hai bờ. Cổ đức dạy rằng:
“Năm mươi năm một câu niệm Phật
Rõ là quật địa phạt trời xanh
Mà nay có mấy tin chân thật
Đêm muộn chuông ngân vẳng đến thuyền”.
 
   Đây đều là những vị rõ lý công phu vậy.
 
   2. Quán tưởng niệm Phật:
 
   Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Phật nói: “Phu nhân Vi-đề-hy có đứa con ngỗ nghịch tên A-xà-thế, nghe theo lời xúi dục của Đề-bà-đạt-đa, đoạt vương vị, nhốt cha là Tần-bà-sa-la vào ngục tối, cấm quần thần không được mang thức ăn hay vãng lai thăm hỏi. Bà Vi-đề-hy hằng ngày tắm rửa sạch sẽ, thoa đề hồ, mật lên thân đem vào ngục để nuôi sống đại vương. Sau 21 ngày, A-xà-thế hỏi cai ngục: “Lão già còn sống chăng?”. “Còn”–cai ngục đáp. “Ai cho ăn mà không chết?”. “Phu nhân hằng ngày thường xoa thức ăn lên mình mang đến cho vua dùng. Thêm nữa, có hai vị Sa-môn Mục-kiền-liên và Phú-lâu-na hằng ngày đều dùng thần thông bay vào thuyết pháp cho vua nghe, tôi không ngăn cản được”. Vua A-xà-thế phẫn nộ, rút gươm định giết mẹ. Đại thần Nguyệt Quang và Kỳ-bà khuyên vua không nghe, liền phất tay áo bỏ đi. A-xà-thế sợ hãi không dám giết mẹ bèn nhốt vào thâm cung, không cho ra vào. Vi-đề-hy bi thương, chắp tay hướng về núi Kỳ-xà Quật, đảnh lễ đức Thế Tôn, Phật bèn hiện thân cho bà được thấy. Phu nhân áo não, khẩn thiết phát nguyện, nguyện đời sau sinh vào nước Phật thanh tịnh, xa lìa thế giới ác trược này. Đức Phật dùng thần lực hiện rõ cõi Phật thanh tịnh khắp mười phương, bảo bà chọn muốn sinh về nước nào. Sau một hồi chọn lựa, Vi-đề-hy quyết định chọn nước Cực Lạc, thanh tịnh trang nghiêm, nguyện sinh lên nước ấy. Phật bèn vì bà nói 16 diệu quán, y pháp giới tâm, quán pháp giới cảnh để làm điều thiết yếu cầu sinh Tây Phương: 1. Đầu tiên quán nhật lạc (mặt trời lặn), lấy mặt trời lặn làm mốc để nghĩ đến Tây Phương; 2. Thứ đến là quán thủy; 3. Quán địa; 4. Quán cây; 5. Quán ao; 6. Tổng quán; 7. Hoa tòa; 8. Tượng quán; 9. Phật thân; 10. Quan Âm; 11. Thế Chí; 12. Phổ Hiền; 13. Tạp quán; 14, 15, 16. Quán ba bậc Thượng Trung Hạ phẩm, Cửu phẩm vãng sinh, khiến xả liệt để thủ thắng vậy. Khi quán thành tựu 16 pháp quán tức được vãng sinh nước Cực Lạc”.
 
   3. Quán tượng niệm Phật:

   Tức ngồi yên quán hình tượng Phật. Trước quán tướng lông trắng giữa hai chân mày của Phật A-di-đà, quán tướng lông trắng xong, thứ tự dần quán từng bộ phận nơi khuôn mặt cho đến toàn thân, quán tượng công thành tức có thể thấy được thân Phật, tướng hảo trang nghiêm.
 
   4. Trì danh niệm Phật:

   Tức Phật nói kinh A-di-đà, điều Phật nói đến là pháp chấp trì danh hiệu, không cần tham cứu hay quán tưởng, cũng khỏi nhọc quán tượng, chỉ cần nhất tâm tâm niệm hồng danh vạn đức A-di-đà Phật, hoặc thêm hai chữ “Nam mô” càng biểu thị ý quy kính. Pháp niệm Phật quý ở chỗ nhất tâm, miệng niệm tâm niệm, tâm khẩu nhất như. Nếu chỉ miệng niệm tâm không niệm ắt không hiệu quả, tâm niệm miệng không niệm thì không ngại gì. Phải niệm niệm tương tục, chớ để gián đoạn, tinh tấn không ngừng thì nhụy sen trong ao Thất bảo ở cõi Tây Phương ngày một thêm lớn; nhụy sen này tuy là vật vô tình nhưng rất cảm ứng. Lúc chúng sinh ở cõi Ta-bà phát tâm niệm Phật, nhụy sen ở Tây Phương đánh tên ngay lập tức, phân ra siêng năng, giải đãi rõ ràng. Còn có cái khéo là phân rõ hơn kém, công phu sâu cạn, phẩm hạnh cao thấp, vô lượng người vãng sinh nhưng chưa từng bị nhầm lẫn. Lúc mạng chung vãng sinh tức sinh nơi hoa này, hoa này chính là nơi tuệ mạng an trú.

   Pháp môn niệm Phật dễ thì rất dễ, căn cơ ám độn, già trẻ lớn bé gì cũng chỉ cần dạy một lần là hiểu, không có áo diệu gì lắm. Nhưng khó thì cũng khó vô cùng, lão tăng 80 tuổi vẫn còn thất niệm, chưa được nhất tâm. Mọi người hãy nên chọn một pháp môn dễ tu, khó quá sự thành công sẽ rất ít. Phần nhiều cho rằng, tu hành cần phải có pháp môn huyền diệu mật áo, như vậy mới thu được lợi ích. Do đó, thời gian gần đây, rất nhiều Tăng tục tu tịnh, bỏ niệm Phật qua tu Mật tông, không biết rằng Tịnh, Mật đều như nhau, Tịnh độ thì thanh tịnh Tam nghiệp, Mật tông thì Tam mật tương ưng (Tam mật: thân mật, khẩu mật, ý mật), chỉ khác đường đi nhưng đều về một đích, cần gì phải bỏ đây lấy kia. Tôi trước kia tu Thiền, sau kiêm tu Tịnh độ, hiểu rõ Thiền Tịnh đồng công. Trước học Thiên Thai, sau học Hiền Thủ, mới biết Thai Hiền cùng một chỗ về. Ban đầu học Tánh tông, sau học Tướng tông, thì ra Tánh Tướng chỉ là một. Nay, đối với Mật giáo cũng rất tín ngưỡng, biết rằng Mật, Giáo gì cũng chính đức Phật nói ra. Đức Phật quán căn cơ của chúng sinh, thấy căn cơ nào đối với Giáo có lợi ích thì thuyết Hiển giáo; người nào hợp với Mật thì nói Mật giáo. Hiển, Mật tuy có khác nhau nhưng cũng đều là thuốc pháp đối cơ ứng bệnh, cho nên đối với Hiển, Mật hãy tin như nhau.

   Trước đây, lúc tôi đến Nam Kinh, Hồ Nam và Đài Bắc giảng kinh, nghe có Pháp sư truyền pháp Mật tông, luôn khuyên người tu Mật tông không cần phải ăn chay. Còn trì giới thì đang là Tiểu thừa, Đại thừa là lìa tất cả tướng, còn có trì phạm sao? Ngày xưa, lúc Phật còn tại thế, cũng cho phép Sa-môn ăn ngũ tịnh nhục. Lại nói rằng, ăn thịt chúng sinh tức là độ chúng sinh ấy. Không biết những lời này lấy ra ở kinh luận nào? Tôi chỉ biết Bồ-tát đủ đồng thể đại bi, thấy tất cả bàng sinh đều có tri giác, chúng nó cũng như ta, đầy đủ Phật tánh, không nỡ sát nó, lấy thịt để cung phụng cho ta. Nếu nói ăn thịt nó tức là độ nó, như vậy thì phải nên bình đẳng với tất cả, sao lại chỉ riêng độ cho heo, dê, gà, vịt, cá, cua? Ngày ngày, ăn thịt chúng để độ chúng, sao các loại sâu bọ, trùng dế, giun lãi không ăn để độ chúng? Lại sao không ăn thịt bà con quyến thuộc để độ họ? Rõ ràng là ham ăn thịt, không giữ giới rồi nói ngược lại “ăn thịt nó tức là độ nó”. Đã sai lại còn dạy người khác, nhất định phải chịu ác báo. Thậm chí, có rất nhiều người nhiều năm ăn chay niệm Phật mà cuối cùng cũng bị những lời này mê hoặc. Tu chưa đến nơi mà Tịnh giới đã phá thì thật là đáng tiếc, há không đau đớn sao! Điều này, tôi hoàn toàn không tán đồng.
Tiếp...
Chào khách | Hiện tại:
Wap đang được hoàn thiện...
Trình duyệt khuyến nghị: UCweb UCweb

Tổng cộng: 142 khách
TOP-RATING
Mail: admin@phathoc.wap.sh
PhatHoc.Wap.Sh - PL 2559