XtGem Forum catalog
↓ Cuối trang
Hãy biết ơn những người lường gạt ta, vì họ tăng tiến kiến thức cho ta.
Ủng hộ chương trình: Trái tim cho em. Soạn tin TTCE gửi 1408, mỗi tin nhắn 16,000 đồng, được chuyển tới Quỹ để hỗ trợ mổ tim nhân đạo cho trẻ em nghèo trên toàn quốc . Chi tiết: http://traitimchoem.vtv.vn
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn
Tìm kiếm:
Wap học Phật trên mobile
 Niệm Phật có thể độ chúng sinh
 
   Pháp môn thì vô lượng, nhưng có chia ra Đại thừa, Tiểu thừa. Tiểu thừa chỉ cầu tự lợi, riêng độ thân mình. Đại thừa đặt nặng lợi tha, rộng độ tất cả. Hoặc hỏi người tu niệm Phật, chán khổ cầu vui, nguyện vãng sinh Tịnh độ, bỏ Ta-bà ngũ trược ác thế này để tiêu diêu trên miền Cực Lạc, chỉ cầu lợi mình, vậy há chẳng phải Tiểu thừa sao? Mà Bồ-tát thì phải phát tâm quảng đại, chỉ nghĩ đến lợi người, không từ lao khổ, không cầu an vui, lao vào trần thế để độ sinh, không những chỉ cần tu khổ hạnh trong cõi người mà thậm chí trong địa ngục, vào ra trong đường ngạ quỷ, súc sinh, không thấy khổ vui, không thấy thủ xả, như vậy mới hợp với đạo Đại thừa. So sánh Đại Tiểu đâu chỉ chênh lệch như biển cả với nước dấu chân trâu, người niệm Phật sao không khéo chọn?

   Đáp rằng: Niệm Phật chính là hạnh Đại thừa thỏa đáng nhất, có thể trên đền bốn ân nặng, dưới cứu khổ ba đường. Nếu chẳng phát tâm niệm Phật mà muốn cứu độ chúng sinh thì e chỉ là việc đầu lưỡi, với người đã không có lợi mà ngược lại còn hại mình. Ví dụ một người không biết lội nước, thấy người chết chìm lại nhảy xuống cứu, không những không cứu được người mà chính mình lại bị mắc nạn, như vậy há không ngu si sao? Nay, người kính mộ Đại thừa, lại muốn độ chúng sinh mà không tu pháp môn niệm Phật để cầu vãng sinh Tịnh độ thì cũng lại như thế.

   Phàm muốn tu Đại thừa, phát tâm thì dễ, bất thoái mới là khó. Trong kinh có nói rằng:
“Bồ-tát phát đại tâm,
Trứng cá và hoa xoài (hai cái này dụ cho nhân nhiều mà quả ít);
Ba việc nhân tuy nhiều,
Nhưng thành tựu rất ít”.

 
   Trong kiếp quá khứ của Xá-lợi-phất, từng phát đại tâm tu hạnh Bồ-tát lợi tha. Lúc ấy, có vua trời đến thử, hóa làm một người Bà-la-môn vừa đi vừa khóc. Bồ-tát hỏi: “Sao ông có vẻ bi thương thế?”. Đáp: “Mẹ tôi bệnh”. “Sao ông không mời lang y chẩn bệnh mà lại khóc?”. Đáp: “Tôi đã mời khắp hết các danh y nhưng đều vô hiệu”. Bồ-tát nói: “Có bệnh tất phải có thuốc”. Người Bà-la-môn đáp: “Đúng vậy! Thầy thuốc bảo: Bệnh mẹ tôi nếu có con mắt của người phát đạo tâm thì sẽ trị lành, không thì phải chết. Bởi không tìm được con mắt ấy làm thuốc nên tôi mới khóc”. Bồ-tát nghĩ: “Đức Như Lai biết bao đời hành đạo Bồ-tát, từng bố thí đầu, mắt, tủy, não để cứu độ chúng sinh. Ta nay đã phát đại tâm, nên bố thí mắt để bà lão được sống”. Bèn nói rằng: “Ông chớ khóc nữa, tôi nay đã phát tâm Đại thừa, tu hạnh Bồ-tát. Nay xin thí mắt cho ông đem về nấu thuốc”. Nói đoạn, bèn móc mắt phải đưa cho người Bà-la-môn. Người Bà-la-môn nói: “Thầy thuốc bảo phải là con mắt trái mới được, mắt phải không có tác dụng”. Bồ-tát hơi phiền não: “Mắt phải dùng không được sao không nói sớm, đợi móc ra rồi mới nói!”. Bồ-tát lại nghĩ: “Đã muốn lợi tha thì phải không được luyến tiếc”. Nghĩ thế bèn móc luôn con mắt trái. Người Bà-la-môn cầm con mắt đưa lên mũi ngửi, nói: “Con mắt hôi thế này làm sao chế thuốc”. Bèn ném xuống đất, lấy chân chà lên. Bồ-tát động niệm, than: “Chúng sinh khó độ! Chúng sinh khó độ!”. Thế là thoái thất đạo tâm. Đây do chưa được Vô sinh pháp nhẫn, tuy muốn học Bồ-tát, làm những việc khó làm, xả những điều khó xả nhưng cái khó nhẫn thì chưa nhẫn được, rồi thì đại tâm thoái đọa, muôn kiếp vẫn là Tiểu thừa, từ đó không dám phát lại đại tâm. Nếu muốn tu Đại thừa, quảng độ chúng sinh thì cần phải niệm Phật cầu sinh Tịnh độ, thấy Phật nghe pháp, chứng được Vô sinh pháp nhẫn. Sau đó, vào mười phương cõi nước, phát Tứ vô lượng tâm, tu sáu Ba-la-mật, lợi ích chúng sinh đồng thoát Tam giới, nhanh chứng Vô Thượng Bồ-đề. Đây tuy trước cầu tự lợi nhưng thật sự là muốn lợi tha. Như vậy, người tu Tiểu thừa cầu xuất Tam giới, cầu chứng Niết-bàn ấy, há ai bằng nào?

   Là pháp môn niệm Phật, lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây Phương, ly khổ đắc lạc. Nhìn vào thấy như là Tiểu thừa, chỉ tự lợi mình, nhưng thực tế mà nói thì là Đại thừa, có thể lợi tha. Vì sao? Vì niệm Phật vãng sinh, được thấy Phật nghe pháp, chứng Vô sinh nhẫn, đắc thân, khẩu, ý Tam luân bất tư nghì nghiệp, trở lại Tam giới quảng độ chúng sinh. Trong cái chán khổ ấy chính là muốn cứu khổ cho chúng sinh, tức tâm đại bi của Bồ-tát vậy; trong cái cầu lạc ấy chính là muốn cùng vui với chúng sinh tức là tâm đại từ của Bồ-tát, sao lại gọi niệm Phật là Tiểu thừa mà chẳng phải là Đại thừa?
Tam luân bất tư nghì nghiệp:

1. Thân luân hiện thông: Có thể hiện vô lượng thân. Hoặc hiện thân Phật, hoặc hiện thân Bồ-tát, hoặc hiện các thân trong sáu đường, hoặc hiền từ hoặc hung dữ, hoặc tinh lanh, hoặc lù khù, vào khắp mười phương cõi Phật để lợi ích vô lượng chúng sinh.

2. Khẩu luân thuyết pháp: Đầy đủ bốn vô ngại biện tài, nói pháp sáu Ba-la-mật, Tứ diệu đế, mười hai nhân duyên, mười điều lành, năm giới cấm... Tất cả các pháp thế gian, xuất thế gian đều tùy theo căn cơ giảng nói để cứu độ chúng sinh.

3. Ý luân giám cơ: Có thể soi thấy chúng sinh căn cơ lợi, độn, trí tuệ sâu cạn, dễ độ khó độ, nên dùng thân nào để độ tức liền hiện thân đó, nên dùng pháp nào để độ tức nói pháp ấy. Như đức Quán Thế Âm Bồ-tát, tùy theo căn cơ mà thị hiện vô tác diệu lực, tự tại thành tựu, tuy không phân thân mà hiện khắp, hàm ứng mọi căn cơ không hề trái ngược, đó là bất tư nghì nghiệp. Được nghiệp ấy rồi mới có thể báo đáp Tứ ân, cứu giúp ba cõi.
Nếu không niệm Phật cầu sinh Tịnh độ thì tuy phát tâm rộng lớn, tự cứu còn chưa chắc lấy gì cứu độ chúng sinh. Duy chỉ có tu niệm Phật, chuyên tâm nhất ý, khi mạng chung, trong thì nương niệm lực tự tâm. Ngoài thì nhờ vào nguyện lực của đức Phật A-di-đà, trong một lúc hội hai lực, thu thành công trong một niệm, vãng sinh Tây Phương, thấy Phật nghe pháp, chứng Vô sinh pháp nhẫn, rồi sau đó mới nương vào bánh xe đại nguyện, hội nhập Ta-bà, cho đến vô lượng cõi nước nhiều như cát bụi, hiển sáu thần thông, hành Tứ nhiếp pháp, quảng độ chúng sinh đồng sinh Cực Lạc. Đi lại tự do không bị nghiệp kéo mới có thể làm đại Phật sự, báo đáp Tứ ân.
Tiếp...
Chào khách | Hiện tại:
Wap đang được hoàn thiện...
Trình duyệt khuyến nghị: UCweb UCweb

Tổng cộng: 116 khách
TOP-RATING
Mail: admin@phathoc.wap.sh
PhatHoc.Wap.Sh - PL 2559