XtGem Forum catalog
↓ Cuối trang
Hãy biết ơn những người đánh đập ta, vì họ đã tiêu trừ nghiệp chướng cho ta.
Ủng hộ chương trình: Trái tim cho em. Soạn tin TTCE gửi 1408, mỗi tin nhắn 16,000 đồng, được chuyển tới Quỹ để hỗ trợ mổ tim nhân đạo cho trẻ em nghèo trên toàn quốc . Chi tiết: http://traitimchoem.vtv.vn
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn
Tìm kiếm:
Wap học Phật trên mobile
Nhân duyên phát khởi niệm Phật
 
   Đại sư Liên Trì nói rằng: “Một niệm siêu ba cõi, một lời ngang với Thánh Hiền, thật là diệu dụng bất khả tư nghị. Điều ấy, chỉ có trong kinh A-di-đà mà thôi vậy!”. Kinh này là nhân duyên phát khởi pháp môn trì danh niệm Phật. Đức Thích-ca Mâu-ni quán thấy hết thảy chúng sinh vốn xưa nay là Phật, ai ai cũng có đầy đủ tri kiến Phật, chỉ vì vọng tưởng vô minh che đậy nên không thể thấy được tự tánh Như Lai. Tuy bị mê mờ, luân hồi trong ba cõi sáu đường, nhưng Phật tánh vốn có ấy vẫn không bị mất đi, như kho bảo châu chôn ở trong nhà, viên minh châu buộc trong chéo áo chưa từng tán mất. Cho nên, đức Phật chỉ bày pháp môn niệm Phật là muốn khiến cho hết thảy chúng sinh phát tâm niệm Phật, mà ngộ nhập được tri kiến Phật vốn có ấy.

   Các đức Phật ra đời chỉ vì một đại sự nhân duyên là: “Khai thị chúng sinh ngộ nhập tri kiến Phật”. Trong kinh Pháp Hoa, Phật bảo với ngài Xá-lợi-phất rằng: “Này Xá-lợi-phất! Thế nào gọi là chư Phật Thế Tôn vì một nhân duyên lớn mà hiện ra nơi đời? Chư Phật Thế Tôn muốn cho hết thảy chúng sinh khai tri kiến Phật, đắc thanh tịnh giải thoát mà hiện ra nơi đời; muốn chỉ cho chúng sinh thấy tri kiến Phật mà xuất hiện nơi đời; muốn cho chúng sinh ngộ tri kiến Phật mà xuất hiện nơi đời; muốn cho chúng sinh nhập tri kiến Phật mà xuất hiện nơi đời”. Tri kiến Phật tức là Bồ-đề Tứ trí (Thành Sở Tác Trí, Diệu Quan Sát Trí, Bình Đẳng Tánh Trí, Đại Viên Cảnh Trí) của chư Phật, cũng tức là ba đức (Pháp thân, Niết-bàn, Giải thoát) đang ẩn tàng trong chúng sinh. Chư Phật ngộ Phật tri kiến mà thành Chánh Đẳng Chánh Giác; chúng sinh vì mê nên phải luân hồi trong sinh tử. Nên biết mê và ngộ tuy có khác nhau, nhưng Phật và chúng sinh xưa nay bình đẳng. Kinh Kim Cang nói rằng: “Pháp bình đẳng ấy không có cao thấp”, tức là: chúng sinh vốn đầy đủ tri kiến Phật bằng chư Phật không khác.

   Hai chữ “tri kiến” là nói theo căn tánh. Căn tánh tức là Phật tánh. Tánh này thường ở đầu cửa sáu căn. Ở mắt thì gọi là thấy, ở tai thì gọi là nghe, ở mũi thì ngửi, ở lưỡi thì nếm, ở thân thì xúc chạm (cảm giác), ở ý thì gọi là biết. Nay chỉ đưa ra ý căn và nhãn căn nên gọi là tri kiến (thấy biết). Thật ra thì sáu tánh này chỉ là một tánh, như kinh Lăng-nghiêm nói vốn chỉ là một tinh minh nhưng phân thành sáu hòa hợp. “Cái biết” của Phật là thật biết, không có cái gì mà chẳng biết. “Cái thấy” của Phật là thật thấy, không có cái gì mà chẳng thấy. Nay, chúng sinh do mê lầm nơi vọng tưởng chấp trước nên cái thấy biết trở thành vọng kiến vọng tri (không phải là cái thấy biết chân thật). Cổ đức có nói rằng: “Biết bao con chim đã mê lầm lót ổ trên một đám mây trắng giăng ngang miệng vực”. Nên biết vọng niệm không có tự tánh, toàn thể tức chân. Phật vì chúng sinh mà khai mở, mà chỉ thị khiến chúng sinh ngộ nhập tri kiến Phật, như chỉ cho biết trong nhà vốn đã có kho báu, viên minh châu vốn có sẵn trong chéo áo, hà tất cầu tìm.

   Đức Thích-ca Mâu-ni khai thị pháp môn niệm Phật tức là muốn cho hết thảy chúng sinh thâu nhiếp lục căn, khiến được Tịnh niệm tương tục, xưng niệm “Nam mô A-di-đà Phật”, niệm đến cảnh giới tâm cảnh đều vắng lặng thì Phật tánh sẽ tự hiển hiện, thành tựu tự tánh Di-đà và hoàn thành giai đoạn nhân duyên xuất thế này.

   Pháp môn niệm Phật còn gọi là pháp môn Tịnh độ, lại được gọi là “Liên tông”, lại được gọi là “Tịnh tông”. Lòng từ của đức Thích-ca Mâu-ni thật là vô hạn. Ngài quán xét căn cơ của chúng sinh ở cõi Ta-bà mà ban cho pháp môn tối thắng này. Thấy căn tánh của chúng sinh chỉ có tu trì theo pháp môn niệm Phật này là pháp môn dễ nhất, lại dễ đắc độ, nên không ai đặt vấn đề mà tự thân thuyết (vô vấn tự thuyết), đó là cuốn kinh A-di-đà mà chúng ta trì tụng hằng ngày. Ngài tự nói cho Xá-lợi-phất biết rằng: “Từ đây hướng về phía Tây trải qua 100.000 ức cõi Phật, có một thế giới tên là Cực Lạc. Nước Cực Lạc ấy có Phật hiệu là A-di-đà hiện đang thuyết pháp”. Cực Lạc là y báo, Di-đà là chánh báo. Vì để muôn đời trì danh hiệu Phật nên đức Thích-ca đã nói ra pháp môn vi diệu này. Pháp môn này thượng, trung, hạ căn đều có thể hành trì, Tứ sinh Lục đạo đều được siêu thoát. Lợi ích của nó thật là không thể nghĩ bàn vậy.

   Trong kinh A-di-đà, đức Phật giải thích hai chữ “Cực Lạc” rằng: “Xá-lợi-phất! Nước ấy vì sao có tên là Cực Lạc? Vì những chúng sinh sinh về nước ấy không có các khổ não, chỉ có an vui, cầu gì được nấy nên gọi Cực Lạc”. Trên đây là nói rõ các thứ trang nghiêm y báo, chánh báo của cõi Tây Phương, hầu phát khởi tín ngưỡng của chúng sinh. Thứ đến là khuyến cáo chúng sinh mỗi người hãy nên phát nguyện, nguyện cầu vãng sinh Tây Phương Cực Lạc. Kinh rằng: “Này Xá-lợi-phất! Khi chúng sinh nghe đến cõi nước Cực Lạc hãy nên phát nguyện sinh về nước ấy. Vì sao? Vì được ở cùng chư thiện tri thức”. Cuối cùng là chí thành khuyên bảo nên trì danh hiệu Phật A-di-đà để được nhất tâm bất loạn. Kinh rằng: “Này Xá-lợi-phất! Nếu có Thiện nam Tín nữ nghe nói đến Phật A-di-đà mà chấp trì danh hiệu hoặc một ngày, hai ngày... cho đến bảy ngày được nhất tâm bất loạn, thì người ấy lúc lâm chung, được Phật A-di-đà cùng các Thánh chúng tay nâng kim đài hiện ra trước mặt, người ấy lúc lâm chung tâm không điên đảo tức được vãng sinh về thế giới Cực Lạc”.

   Như những điều đã dẫn trên đây thì cốt yếu của kinh A-di-đà là đức Phật muốn khuyến phát Tín–Nguyện–Hạnh. Người tu pháp môn niệm Phật nên lấy Tín–Nguyện–Hạnh để làm tư lương cho lộ trình vãng sinh nước Cực Lạc. Nếu như đầy đủ được ba món tư lương này thì chắc chắn hành giả được lên ngôi Cửu phẩm. Nên biết: có vãng sinh được hay không hoàn toàn đều do nơi hành giả có hay không có Tín–Nguyện; phẩm vị cao thấp là do ở chỗ hành trì cạn hay sâu. Tín–Nguyện–Hạnh này như đỉnh ba chân, thiếu một thì không đứng được. Tôi thường khuyến khích mọi người nên tu trì pháp môn Tịnh độ. Đối với ba món tư lương này, mỗi món thêm một chữ, gọi là: tín tất phải thâm tín (tin sâu); nguyện tất phải thiết nguyện (nguyện thiết tha); hành tất phải thực hành. Nếu được như thế thì chắc chắn cầm chiếc vé vãng sinh Tây Phương Cực Lạc.
Tiếp...
Chào khách | Hiện tại:
Wap đang được hoàn thiện...
Trình duyệt khuyến nghị: UCweb UCweb

Tổng cộng: 145 khách
TOP-RATING
Mail: admin@phathoc.wap.sh
PhatHoc.Wap.Sh - PL 2559