Old school Swatch Watches
↓ Cuối trang
Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân ngã chưa xả.
Ủng hộ chương trình: Trái tim cho em. Soạn tin TTCE gửi 1408, mỗi tin nhắn 16,000 đồng, được chuyển tới Quỹ để hỗ trợ mổ tim nhân đạo cho trẻ em nghèo trên toàn quốc . Chi tiết: http://traitimchoem.vtv.vn
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn
Tìm kiếm:
Wap học Phật trên mobile

[59] Thiện thú (Thiện xứ, Thiện đạo): cảnh giới mà người có nghiệp nhân thiện được sinh về. Theo luận Đại Trí Độ, 30 cho rằng: “Trong lục đạo thì địa ngục, súc sinh và ngạ quỷ thuộc về ác thú; còn trời, người và a-tu-la thuộc về thiện thú”. Đây là luận thuyết thông thường. Luận Câu-Xá cho rằng trời và người thuộc về thiện thú (TĐPH Huệ Quang, t. VI, tr. 5566).

[60] Thế đệ nhất pháp: Gia hạnh vị thứ tư trong bốn Gia hạnh vị, là pháp cùng cực nhất của trí hữu lậu, thù thắng bậc nhất trong các pháp thế tục.

Y theo định Vô gián phát khởi trí huệ như thật thượng phẩm, quán sát sở thủ năng thủ là rỗng không, trực nhập giai vị kiến đạo. Từ Nhẫn vị tiến lên, qua được giai vị này thì trong một sát-na kế đó sẽ tiến nhập vào Kiến đạo vị, nên gọi là bậc nhất trong các pháp hữu lậu thế gian.

Luận Câu-Xá 23 ghi: “Vì là pháp hữu lậu nên gọi là Thế gian; rất tối thắng nên gọi là Đệ nhất (…) vì thế nên gọi Thế đệ nhất pháp (TĐPH Huệ Quang, t. VI, tr. 5398).

[61] Biệt Thời ý (Biệt thời ý thú, Thời thiết ý thú): Như Lai dùng ý thú biệt thời để thuyết pháp, một trong bốn ý thú, tức ý nghĩa lợi ích ở thời gian khác. Người nào tụng trì danh hiệu Phật Đa Bảo thì quyết định đối với Vô thượng Bồ-đề không còn lui sụt hoặc người chỉ cần phát nguyện thì liền được vãng sinh cõi Phật An Lạc. Đây là Như Lai vì khuyên nhắc kẻ giải đãi không thích tu hành, nên nói lợi ích lúc khác mà chẳng nói lợi ích ngay lúc này.

Nhiếp Đại Thừa Luận Thích, q. 6 (Đại 31, 194 trung) ghi: “Người thiện căn giải đãi nhờ tụng trì danh hiệu Phật Đa Bảo mà được tiến lên công đức thượng phẩm”.

 Phật nói công đức thượng phẩm là nhằm vào người có hạnh cạn cợt, muốn cho họ bỏ giải đãi, siêng tu hành, chứ chẳng phải do tụng danh hiệu Phật mà được không lui sụt, quyết định đắc Vô thượng Bồ-đề. Thí dụ từ một đồng tiền vàng do kinh doanh lâu ngày nên sinh ra nghìn đồng tiền vàng, chẳng phải trong một ngày được số tiền vàng đó. Một đồng tiền vàng là nhân sinh ra hàng nghìn đồng tiền vàng.

 Ý Như Lai cũng vậy, tụng trì danh hiệu Phật là nhân để chẳng lui sụt Bồ-đề (TĐPH Huệ Quang, t. I, tr. 546).

[62] Biến tướng: các bức họa vẽ về các truyện tích bản sinh (tiền thân) của Phật, các cõi Tịnh Độ trang nghiêm và các tướng trạng địa ngục…dựa theo sự mô tả trong kinh điển. Như vẽ cảnh Tịnh Độ của Phật A-Di-Đà thì gọi là Di-Đà Tịnh Độ biến; vẽ cảnh Tịnh Độ của Bồ-tát Di-Lặc trên cung trời Đâu-Suất, gọi là Di-Lặc Tịnh Độ biến; còn nếu dựa theo kinh Hoa Nghiêm để vẽ 7 chỗ 8 hội, hoặc 7 chỗ 9 hội, gọi là Hoa Nghiêm biến tướng; vẽ các cảnh địa ngục thì gọi là địa ngục biến tướng v.v…(TĐPH Huệ Quang, t. I, tr. 525).

[63] Do-tuần: đơn vị đo độ dài thời xưa ở Ấn Độ. Tiếng Phạn là Yojana: có nghĩa là mang ách, phát xuất từ chữ gốc “Yuj” chỉ đoạn đường con bò mang ách đi một ngày. Theo Đại Đường Tây Vực Ký, q. 2: một do-tuần chỉ lộ trình một ngày hành quân của nhà vua. Có nhiều thuyết khác nhau về cách tính do-tuần:

 1. Đổi ra Câu-lô-xá: theo phong tục Ấn Độ cũng như phẩm Hiện Nghệ trong kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm, q. 4, phẩm Minh Thời Phân Biệt trong kinh Ma-đăng-ca, q. hạ đều cho rằng bốn câu-lô-xá là một do-tuần. Nhưng theo các kinh điển của Phật như Hữu Bộ Tì-nại-da, q. 21; luận Đại Tì-bà-sa, 136, luận Câu-xá, 12 lại tính tám câu-lô-xá là một do-tuần.

 2. Tính theo số đo của Trung Quốc cũng có nhiều thuyết khác nhau: theo Đại Đường Tây Vực Ký, q. 2, một do-tuần xưa được tính là 20km, theo Ấn Độ tính là 15km, trong Phật giáo tính là 8km; theo Huệ Uyển Âm Hữu Bộ Bách Nhất Yết-Ma, q. 3 của Nghĩa Tịnh thì quốc tục Ấn Độ tính là 16km, Phật giáo tính là 6km (TĐPH Huệ Quang, t. I, tr. 1115).

[64] Càn thành: cũng gọi là Bà thành, Càn-đạt thành. Nói đầy đủ là Càn-thát-bà thành, Kiền-thát-bà thành, Kiện-đạt-phạ thành và Nghiễn-đạt-phạ thành. Thành quách do thần Càn-thát-bà hóa hiện trong hư không. Ý nói lầu các, sông, núi, rừng…đều là những thứ không có thật, chỉ là ảo ảnh. Có người cho rằng mật độ không khí ở biển, sa mạc và vùng hoang dã nhiệt đới khi thay đổi làm cho ánh sáng bị khúc xạ mà phát ra hiện tượng “lầu sò chợ bể”. Trong các kinh điển Phật giáo, thuật ngữ Càn-thát-bà thành thường được sử dụng để chỉ cho các pháp không thật (TĐPH Huệ Quang, t. I, tr. 662).

Trở về...
Chào khách | Hiện tại:
Wap đang được hoàn thiện...
Trình duyệt khuyến nghị: UCweb UCweb

Tổng cộng: 228 khách
TOP-RATING
Mail: admin@phathoc.wap.sh
PhatHoc.Wap.Sh - PL 2559