Teya Salat
↓ Cuối trang
Nghĩ đến thân thể đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì tham dục dễ sanh.
Ủng hộ chương trình: Trái tim cho em. Soạn tin TTCE gửi 1408, mỗi tin nhắn 16,000 đồng, được chuyển tới Quỹ để hỗ trợ mổ tim nhân đạo cho trẻ em nghèo trên toàn quốc . Chi tiết: http://traitimchoem.vtv.vn
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn
Tìm kiếm:

Wap học Phật trên mobile
Trang chủ > Nhị thập tứ hiếu > Truyện 20/24
[Tất cả] Truyện: 19 - 21
Mạnh Tông

Người ở đất Giang Hạ, về đời Tam Quốc, mồ côi cha, Mạnh Tông ở với mẹ rất có hiếu. Một hôm, bà mẹ của Mạnh Tông đau thèm ăn canh măng, nhưng bấy giờ là mùa đông, khó tìm ra măng. Ông đi vào trong rừng tre, ngồi bên gốc tre mà khóc. Bỗng đâu có mấy mục măng từ dưới đất mọc lên, quá mừng rỡ. Mạnh Tông mang về nhà nấu canh cho mẹ ăn. Ăn xong bà mẹ liền hết bịnh. Người ta cho rằng lòng hiếu động của Mạnh Tông, động lòng trời, nên măng mọc lên để cho ông được tròn chữ hiếu. Về sau này có một loại măng màu xám được đặt tên là Mạnh Tông, hình dáng trông rất đẹp và ăn ngon.

Nguyên bản:
Lệ khấp sóc phong hàn,
Tiêu tiêu trúc cổ san,
Tu du đông duẩn xuất,
Thiên ý báo bình an.

Có nghĩa là:
Ngồi khóc trong gió bấc lạnh thổi,
Lèo tèo chỉ có mấy gốc tre,
Phút chốc măng mùa đông mọc lên,
Ý trời khiến cho mẹ được khỏi bệnh

Diễn Quốc âm :
Ngô Mạnh Tông phụ thân sớm khuất,
Thờ mẫu thân lòng thực khăng khăng,
Tuổi già trằn trọc băn khoăn.
Khi đau nhớ bát canh măng những thèm.
Trời đông tuyết biết đâu tìm được.
Chốn trúc lâm phải bước chân đi
Một thân ngồi tựa gốc tre.
Ôm cây kêu khóc nằn nì với cây.
Giữa bình địa phút giây bỗng nứt,
Mấy giò măng mặt đất nỗi lên.
Đem về điều đặt bữa canh,
Ăn rồi bệnh mẹ lại lành như xưa.
Măng mùa lạnh bây giờ mới thấy.
Để về sau nhớ lấy cỏ cây.
Cho hay hiếu động cao dày.
Tình sâu cũng khiến cỏ cây cũng tình.
Tiếp...

Chào khách | Hiện tại:
Wap đang được hoàn thiện...
Trình duyệt khuyến nghị: UCweb UCweb

Tổng cộng: 212 khách
TOP-RATING
Mail: admin@phathoc.wap.sh
PhatHoc.Wap.Sh - PL 2559