Insane
↓ Cuối trang
Ở đời đừng cầu không khó khăn hoạn nạn, vì không khó khăn hoạn nạn thì kiêu xa nổi dậy.
Ủng hộ chương trình: Trái tim cho em. Soạn tin TTCE gửi 1408, mỗi tin nhắn 16,000 đồng, được chuyển tới Quỹ để hỗ trợ mổ tim nhân đạo cho trẻ em nghèo trên toàn quốc . Chi tiết: http://traitimchoem.vtv.vn
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn
Tìm kiếm:
Wap học Phật trên mobile
- Các loài thai sanh, noãn sanh, thấp sanh, hoá sanh, tùy theo sự cảm ứng mà thành: noãn do tưởng niệm mà sanh, thai do ái tình mà có, thấp sanh do hợp mà cảm ứng, hóa sanh do tách ly mà hiện. Tình, tưởng, hợp, ly, thay đổi lẫn nhau, các loài thọ nghiệp theo đó mà thăng trầm, do nhân duyên này, nên chúng sanh tương tục. - Phú Lâu Na, do tư tưởng thương yêu liên kết thành nghiệp, yêu mãi không rời thì những cha mẹ con cháu trong thế gian sanh nhauchẳng ngừng, ấy đều từ gốc Dục Tham sanh khởi. - Lòng tham ái giúp nhau tăng trưởng, tham mãi không thôi thì các loại thai, noãn, thấp, hóa trong thế gian, tùy sức mạnh yếu, ăn nuốt lẫn nhau, ấy đều từ gốc Sát Tham sanh khởi. - Người ăn thịt dê, dê chết làm người, người chết làm dê, như vậy cho đến mười loại chúng sanh, chết sống sống chết, ăn nuốt lẫnnhau, ác nghiệp lan tràn cùng tột đời vị lai, ấy đều từ gốc Đạo Tham (trộm cắp) sanh khởi. - Ngươi nợ mạng ta, ta trả nợ ngươi, do nhân duyên này, trải qua trăm ngàn kiếp, thường ở trong dòng sanh tử; ngươi yêu tâm ta, ta ưa sắc ngươi, do nhân duyên này trải qua trăm ngàn kiếp, thường ở trong dòng ràng buộc, ấy đều từ gốc Sát, Đạo, Dâm sanh khởi. Do nhân duyên này nên nghiệp quả tương tục. - Phú Lâu Na, ba thứ điên đảo kể trên tương tục như vậy, đều do sự lỗi lầm của giác minh cho là có tánh liễu tri của năng minh rồi biến hiện sắc tướng, từ vọng kiến đó sanh khởi các tướng hữu vi như núi sông đất đai, theo thứ tự dời đổi, vì hư vọng này nênxoay chuyển chẳng ngừng. Phú Lâu Na nói: - Thế Tôn! Nếu Diệu Giác này vốn nhiệm mầu sáng tỏ, cùng với tâm Như Lai chẳng thêm, chẳng bớt, khi không bỗng sanh các tướng hữu vi như núi sông, đất đai; nay Như Lai đã chứng Diệu Giác, làm sao núi sông đất đai và các tập khí hữu lậu còn được sanh trở lại? Phật bảo Phú Lâu Na: - Ví như người mê ở một xóm làng, nhận lầm phương Nam thành phương Bắc, vậy sự mê lầm này từ mê ra hay từ ngộ ra? Phú Lâu Na đáp: - Người mê như vậy chẳng từ mê ra, cũng chẳng từ ngộ ra? Tại sao? Mê vốn chẳng gốc, làm sao từ mê ra? Ngộ chẳng sanh mê, sao nóitừ ngộ ra? Phật nói: - Người mê kia đang trong lúc mê, bỗng có người ngộ chỉ thị cho ngộ, Phú Lâu Na, ý ngươi thế nào? Người ấy dẫu mê, đối với xóm làng này, còn mê lại nữa chăng? - Bạch Thế Tôn, không ạ!- Phú Lâu Na, mười phương Như Lai cũng như vậy, sự mê này vốn chẳng có gốc, tánh rốt cuộc là không, xưa vốn chẳng mê, do vọng chấp nên tựa như có mê có giác, giác được cái mê thì mê liền diệt, giác chẳng sanh mê. - Cũng như người nhặm thấy hoa đốm trên không, nếu trừ được bệnh nhặm thì hoa đốm nơi không liền diệt. Bỗng có người ngu ở chỗ hư không mà hoa đốm đã diệt kia, mong đợi hoa đốm sanh nữa, ngươi xét người này là ngu hay trí? Phú Lâu Na đáp: - Hư không vốn chẳng có hoa đốm, vọng thấy có sanh diệt, thấy hoa đốm diệt đã là điên đảo rồi, lại còn muốn hoa đốm sanh nữa, thì thật là điên dại, làm sao còn gọi người điên như vậy là ngu hay trí! Phật bảo: - Theo như ngươi hiểu, sao lại còn hỏi Diệu Giác của chư Phật lại sanh núi sông đất đai nữa! Cũng như quặng vàng, đất cát lộn với vàng ròng, khi quặng đã luyện thành vàng ròng thì chẳng trở thành quặng nữa; như cây đã đốt thành tro, thì chẳng trở lại thànhcây nữa. Bồ Đề Niết Bàn của chư Phật cũng như vậy. - Phú Lâu Na, ngươi còn hỏi về bản tánh viên dung, cùng khắp pháp giới của Địa, Thủy, Hỏa, Phong nghi rằng tánh Thủy và Hỏa sao chẳng đoạt mất nhau, và hỏi sao hư không và tánh Địa đều khắp pháp giới, lẽ ra chẳng dung nạp nhau. - Phú Lâu Na, ví như hư không chẳng phải các tướng, cũng chẳng ngăn ngại các tướng phát huy. Tại sao? Phú Lâu Na, ở nơi hư không, mặt trời chiếu thì sáng, mây che thì tối, gió thổi thì động, trời tạnh thì trong, sương mù thì đục, bụi nổi thì mờ, nước lặng thì lóng lánh, ý ngươi thế nào? Các tướng hữu vi khác nhau như vậy, là tự sanh hay từ hư không ra? Phú Lâu Na, nếu mỗi mỗi tự sanh, khi lúc mặt trời chiếu, đã là mặt trời chiếu sáng, thì mười phương hư không đều thành màu sắc của mặt trời, tại sao lại còn thấy mặt trời trên không? Nếu hư không tự sáng, thì hư không phải tự chiếu sáng, tại sao lúc giữa đêm mây mù lại chẳng thấy sáng? Nên biết cái sáng như vậy chẳng phải mặt trời, chẳng phải hư không, cũng chẳng ngoài mặt trời và hư không. Xét các tướng ấy vốn là hư vọng, chẳng thể chỉ bày, cũng như muốn hoa đốm trên không kết thành quả hư không, làm sao còn hỏi cái nghĩa chẳng đoạt mất nhau? Diệu Tâm sáng tỏ, vốn chẳng phải thủy, hỏa, tại sao lại còn hỏi về nghĩa chẳng dung nạp nhau? - Tánh sáng tỏ của Diệu Tâm cũng vậy, nếu ngươi phát minh cái hư không thì hư không hiện ra; địa, thủy, hỏa, phong mỗi mỗi phát minh thì mỗi mỗi hiện ra, nếu cùng phát minh thì cùng hiện ra. - Thế nào là cùng hiện? Phú Lâu Na, như trong một dòng nước, hiện ra bóng mặt trời, hai người cùng xem bóng đó, rồi người đi phương Đông, người đi phương Tây, mỗi người đều thấy mặt trời theo mình, một cái đi về phương Đông, một cái đi về phương Tây, chẳngcó nhất định. Không nên hỏi rằng: Mặt trời là một, sao lại mỗi cái đi theo mỗi người? Bóng mặt trời trong nước đã thành hai, tại sao trên trời chỉ có một? Sự hư vọng quanh lộn như thế chẳng có căn cứ. - Phú Lâu Na, ngươi cho tướng Sắc, Không đoạt mất lẫn nhau nơi Như Lai Tạng, thì Như Lai Tạng tùy theo sắc không cùng khắp pháp giới, nên ở trong đó, gió thổi thì động, hư không thì lặng, mặt trời thì sáng, mây mù thì tối, chúng sanh mê muội, trái giác tánh, hợp cảnh trần, phát khởi trần lao, nên có tướng thế gian. - Ta dùng tánh chẳng sanh diệt của diệu tâm sáng tỏ hợp với Như Lai Tạng, thì Như Lai Tạng chỉ duy nhất một diệu tâm sáng tỏ, tròn đầy chiếu khắp pháp giới, nên ở trong đó, một là vô lượng, vô lượng là một, trong nhỏ hiện ra lớn, trong lớn hiện ra nhỏ, đạotràng chẳng động mà khắp mười phương thế giới, thân thể bao hàm vô tận hư không, nơi đầu một mảy lông hiện ra cõi Phật, ngồi trong vi trần chuyển đại pháp luân, nghịch cảnh trần, hợp giác tánh, nên hiện ra tánh Chơn Như sáng tỏ của diệu tâm. - Cái diệu tâm sáng tỏ này, phi tâm, phi không, phi địa, thủy, hỏa, phong; phi nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; phi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; phi nhãn thức giới cho đến phi ý thức giới; phi minh, phi vô minh, phi minh vô minh tận, như thế cho đến philão phi tử, phi lão tử tận; phi khổ, tập, diệt, đạo; phi trí, phi đắc, phi bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí huệ; phi đến bờ bên kia, cho đến phi Như Lai, phi Ứng Cúng, phi chánh Biến Tri; phi Đại Niết Bàn, phi thường đức, lạc đức, ngã đức, tịnh đức, (tứ đức của Niết Bàn), cho đến các pháp thế gian và xuất thế gian đều phi cả.
Chào khách | Hiện tại:
Wap đang được hoàn thiện...
Trình duyệt khuyến nghị: UCweb UCweb

Tổng cộng: 178 khách
TOP-RATING
Mail: admin@phathoc.wap.sh
PhatHoc.Wap.Sh - PL 2559