LƯỢC GIẢI
Theo đoạn trên nói, Phạm tội Tứ Trọng, Thập Ba La Di là cái tội cực ác, phải chịu cái quả báo cực khổ cho đến cùng tột tất cả địa ngục A-tỳ. Kẻ phạm tội như vậy tại sao chỉ cần dùng “một niệm đem pháp môn này khai thị cho người sơ h��c trong đời mạt pháp liền được tội chướng tiêu diệt, biến cái nhân khổ địa ngục thành cõi an lạc”. Vậy nếu thật như thế thành không có nhân quả sao? Nếu người hiểu lầm việc này thì cho là làm cái nhân cực ác cũng không sao! Vì chỉ cần biết thuyết pháp thì tội lớn đến mức nào cũng tiêu ngay lại còn được phước báo vô cùng tận.
Chứng Đạo Ca nói:
“Liễu thì nghiệp chướng vốn là không,
chưa liễu vẫn phải trả nợ xưa”.
Liễu là liễu ngộ tức là ở trong chiêm bao thức tỉnh, thì nghiệp chướng ở trong chiêm bao tự tiêu diệt, còn chưa liễu thì còn ở trong chiêm bao phải chịu nghiệp báo trong chiêm bao không thể tiêu liền được. Kinh nói dùng “Một niệm đem pháp môn này khai thị cho người sơ học trong đời mạt pháp liền được tội chướng tiêu diệt, biến cái nhân khổ địa ngục thành cõi an lạc”, ấy là ám chỉ người liễu ngộ mới có thể liền tiêu nghiệp chướng.
“Y văn giải nghĩa, tam th�� Phật oan”, độc giả hãy tự xem xét cho kỹ.
*****
- A Nan! Nếu có chúng sanh hay tụng trì kinh này và chú này như ta đã nói, thì phước báo cùng tột số kiếp cũng chẳng thể hết; nếu nương theo lời dạy của ta mà tu hành, thì thẳng đến Bồ Đề chẳng còn nghiệp ma.
Phật thuyết kinh này xong, các vị Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, tất cả cõi trời, người, A Tu La trong thế gian, với các vị Bồ Tát, Nhị Thừa, Thần tiên, đồng tử ở cõi khác, và đại lực quỷ thần mới phát tâm, đều rất vui mừng, đảnh lễ ra về.
GHI CHÚ
(l) U-Ẩn Vọng Tưởng và Chúng Sanh Trược:
Hành Ấm tại sao gọi là U Ẩn Vọng Tưởng? Vì cái vọng tưởng của Hành Ấm u nhàn ẩn mật, khó mà tự phát giác được, gọi là U Ẩn Vọng Tưởng. Chúng Sanh Trược là sanh diệt chẳng ngừng, nghiệp báo thường lưu chuyển, luân hồi thành đủ thứ chúng sanh, dựa theo đó màsanh ra tri kiến chấp thật, nên gọi là Chúng Sanh Trược.
(2) Phân Vị:
Luận về thường, vô thường, nói về tánh thì thuộc kiến phần; biên vô biên. Nói về phân vị thì thuộc tướng phần. Bốn thứ Hữu Biên Luận nói về phân vị: Một là phân vị tam tế, quá khứ, hiện tại, vị lai, hai là phân vị kiến văn, ba là phân vị nhân ngã, bốn là phân vị sanh diệt, đều bị kẹt trong phân vị của Hành Ấm mà sanh ra vọng tâm so đo.
(3) Hậu Hậu Vô:
Vì trước kia thấy có hành ấm mà chẳng có thọ tưởng, sau này hành ấm cũng chẳng có; trước kia thấy sau khi chết chẳng tướng là chỉ nói về một chỗ thân diệt mà thôi, nay truy cứu hết bảy chỗ tận diệt chẳng sanh nữa: thân diệt thuộc dục giới, gồm cõi trời và cõi người, sắc dục diệt thuộc Sơ thiền, khổ diệt thuộc Nhị thiền, cực lạc diệt thuộc Tam Thiền, cực xả diệt thuộc Tứ Thiền, dù chỉ nói 5 chỗ diệt, kỳ thật gồm hai cõi Vô Sắc (Không Vô Biên Xứ và Vô Sở Hữu Xứ) là bảy chỗ diệt. Đây là lọt vào Vô Tưởng Thiên ngoại đạo, giống như Tỳ Kheo Vô Văn, đồng một đoạn kiến, tự nói chứng quả, chẳng thọ sanh nữa, nên lập sau khi chết đoạn-diệt-luận.
(4) Hậu Hậu Hữu:
Trước đã nói là Hậu Hậu Vô, rồi nay tại sao lại nói Hậu Hậu Hữu? Bởi vì cái cội gốc sanh diệt lăng xăng này là chẳng thể diệt được vì chưa đến chỗ chơn tịch diệt, mà vọng thấy chỗ diệt có sự chứng đắc, nên nói Hậu Hậu Hữu. Vì Hành Ấm được tạm ngưng sát natánh viên minh hơi hiện, bèn cho là chẳng sanh diệt, tức là Niết Bàn, do so đo thành có năm chỗ Niết Bàn vậy.
(5) Điên Đảo Vọng Tưởng và Mệnh Trược:
Thức Ấm tại sao gọi là Điên Đảo Vọng Tưởng? Vì chấp võng tượng hư vô, “Võng” thì giống như là không. “Tượng” thì giống như là có, như có như không, trở thành hư vô. Hư vô là thể của Chơn Như, chẳng sanh chẳng diệt, nay có võng tượng là bóng sanh diệt của thức thứ tám. Nếu nương theo Chơn Như thì gọi là Chánh Giác, nếu nương theo thức thứ tám thì gọi là vọng giác, vì chấp cái võng tượng hư vô này, nên thành điên đảo vọng tưởng. Sinh mệnh là do sự hô hấp, sức ấm của cơ thể và ý thức ba thứ hòa hợp mà thành, dựa theo đó mà sanh ra tri kiến chấp thật, nên gọi là Mệnh Trược.
(6) Năng Phi Năng:
Chấp ta năng sanh tất cả chúng sanh (tâm năng vi), nhưng sự thật thì chẳng có cái năng lực ấy (quả năng sự).
(7) Tham Phi Tham:
Thân vốn vô thường, chẳng thể tham được, nay khởi tâm chấp thật, tham cầu trường thọ, tham cái không thể tham gọi là tham phi tham.
(8) Lập tâm viên giác thành cái quả trạm minh.
Lấy cái giác làm viên minh: cho là “viên” thì bị kẹt ở nơi viên, cho là ”minh”, thì bị kẹt nơi minh. Là “minh” thì chẳng mê ở nơi nhân quả cảm ứng; là “viên” nên chẳng mê vào chỗ “diệt rồi là xong”, từ đó truy cứu sự thâm diệu, thâm lại càng thâm, chẳng đọa nơi hữu, diệu lại thêm diệu, chẳng đọa nơi Vô, thì ở chỗ “Phi hữu phi vô” này lập cái Niết Bàn chẳng sanh chẳng diệt, cố chấp không thể hóa giải được, nên chẳng cầu tiến thêm, thành quả định tánh Bích Chi.