Old school Easter eggs.
↓ Cuối trang
Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là Vươn lên sau khi ngã.
Ủng hộ chương trình: Trái tim cho em. Soạn tin TTCE gửi 1408, mỗi tin nhắn 16,000 đồng, được chuyển tới Quỹ để hỗ trợ mổ tim nhân đạo cho trẻ em nghèo trên toàn quốc . Chi tiết: http://traitimchoem.vtv.vn
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn
Tìm kiếm:
Wap học Phật trên mobile
Phật bảo: - A Nan! Nay ngươi ngồi trong giảng đường của Như Lai, nhìn thấy rừng Kỳ Đà ở chỗ nào? - Bạch Thế Tôn! Giảng đường rộng rãûi thanh tịnh này trong vườn Cấp Cô Độc, còn rừng Kỳ Đà thì ở ngoài giảng đường. - A Nan! Bây giờ ngươi ở trong giảng đường trước tiên thấy gì? - Bạch Thế Tôn! Con ở trong giảng đường trước thấy Như Lai, sau thấy đại chúng, rồi nhìn ra ngoài mới thấy rừng cây. - A Nan! Ngươi thấy rừng cây, do nhân nào được thấy? - Bạch Thế Tôn! Vì cửa sổ giảng đường mở trống nên con ở trong thấy suốt bên ngoài. Phật bảo A Nan: - Như ngươi vừa nói, thân ở trong giảng đường, nhờ cửa mở trống nên thấy rừng cây; mà có chúng sanh nào ở trong giảng đường chẳng thấy Như Lai, lại thấy rừng cây bên ngoài chăng? - Bạch Thế Tôn! Ở trong giảng đường chẳng thấy Như Lai, lại thấy rừng cây bên ngoài thì chẳng đúng. - A Nan! Ngươi cũng như vậy, linh tâm của ngươi tất cả sáng tỏ, nếu tâm sáng tỏ hiện tiền của ngươi thật ở trong thân thì trước tiên phải thấy rõ trong thân. Vậy có chúng sanh nào trước thấy trong thân rồi sau mới thấy vật bên ngoài chăng? Dẫu chẳng thấy được tim, gan, tỳ, vị, thì các chỗ: móng ra, tóc dài, gân chuyển cũng phải thấy chứ, sao lại chẳng thấy? Nếu trong thân còn chẳngthấy thì làm sao thấy vật bên ngoài? Cho nên ngươi nói "Cái tâm giác tri trụ ở trong thân" là chẳng đúng. (Tự tánh bất nhị, vốnchẳng có nghĩa đúng và chẳng đúng, chỉ vì trị bệnh chấp thật nên nói chẳng đúng). Phá chấp tâm ở ngoài thân A Nan cúi đầu bạch Phật: - Con nghe lời dạy của Như Lai, ngộ được tâm con thật ở ngoài thân. Tại sao? Ví như đèn thắp trong phòng thì trước phải chiếu sáng trong phòng, rồi sau mới từ cửa rọi ra ngoài sân. Tất cả chúng sanh chẳng thấy trong thân, chỉ thấy ngoài thân, cũng như ngọnđèn ở ngoài phòng chẳng thể chiếu sáng trong phòng, nghĩa này rõ ràng, chẳng còn nghi ngờ, vậy so với nghĩa lý rốt ráo của Phậtchẳng sai ư? Phật bảo A Nan: - Các Tỳ Kheo vừa theo ta khất thực trong thành rồi trở về rừng Kỳ Đà. Ta đã thọ trai xong, ngươi thử nghĩ, trong số Tỳ Kheo, chỉ một người ăn mà các vị khác được no chăng? - Bạch Thế Tôn! Không ạ! Tại sao? Dù các Tỳ Kheo đều là bậc A La Hán, nhưng cơ thể chẳng đồng, đâu thể một người ăn mà khiến cả chúng đều no. - A Nan! Nếu tâm giác tri của ngươi thật ở ngoài thân thì trong ngoài khác nhau, chẳng có liên quan, hễ tâm biết thì thân chẳng biết, thân biết thì tâm chẳng biết. Nay ta đưa tay cho ngươi xem, trong lúc mắt thấy, tâm ngươi biết được chăng? - Bạch Thế Tôn! Vâng biết. - A Nan! Nếu thân và tâm cùng biết một lượt thì sao lại nói tâm ở ngoài thân? Nên biết, ngươi nói "tâm giác tri trụ ở ngoài thân" là chẳng đúng. Phá chấp tâm ẩn núp sau con mắt - Bạch Thế Tôn! Như lời Phật dạy, chẳng thấy bên trong nên chẳng ở trong thân; thân tâm cùng biết một lượt chẳng thể rời nhau nên chẳng ở ngoài thân, nay con thiết nghĩ tâm ở một chỗ. - Ở chỗ nào? - Tâm giác tri này đã chẳng biết trong mà thấy bên ngoài, theo con nghĩ là nó ẩn núp sau con mắt. Ví như có người lấy chén lưu ly úp vào hai mắt (ngày nay có thể nói là đeo kính), tuy có vật úp ở ngoài mà chẳng ngại nhãn căn, tùy sự thấy liền phân biệt được. Tâm giác tri của con chẳng thấy bên trong vì ở nơi con mắt, thấy rõ ràng bên ngoài vì ẩn núp sau con mắt. Phật bảo A Nan: - Theo lời ngươi nói, tâm núp sau con mắt như con mắt núp sau chén lưu ly, vậy thì lúc thấy núi sông, mắt thấy chén lưu ly chăng? - Bạch Thế Tôn! Thật thấy chén lưu ly. - A Nan, con mắt núp sau chén lưu ly thì thấy được chén lưu ly; còn tâm núp sau con mắt sao chẳng thấy mắt? Dù cho là thấy mắt, mắt tức là cảnh, cảnh làm sao thấy cảnh? Nếu chẳng thấy mắt thì ngươi nói "Tâm giác tri ẩn núp sau con mắt" là chẳng đúng. Phá chấp nhắm mắt thấy tối là thấy trong thân - Bạch Thế Tôn! Nay con lại thiết nghĩ rằng, thân thể của chúng sanh, tạng phủ ở trong, khiếu huyệt (ngũû căn) ở ngoài, nơi tạngthì tối, nơi khiếu thì sáng. Nay con ở trước mặt Phật, mở mắt thấy sáng gọi là thấy bên ngoài, nhắm mắt thấy tối gọi là thấy trong thân, nghĩa này thế nào? Phật bảo A Nan: - Khi ngươi nhắm mắt thấy tối, cái cảnh tối ấy là đối với mắt hay chẳng đối với mắt? - Nếu đối với mắt thì tối ở trước mắt, tức ở ngoài thân, sao nói ở trong thân? Giả sử cho tối là trong thân thì lúc trong phòngtối chẳng có ánh sáng, những gì trong phòng tối đều là tạng phủ của ngươi sao? - Nếu chẳng đối với mắt thì làm sao được thấy? Nếu lìa sự thấy bên ngoài, thành lập sự thấy đối vào trong, khi nhắm mắt thấy tốigọi là thấy trong thân; vậy khi mở mắt thấy sáng sao chẳng thấy mặt? - Lại, nếu chẳng thấy mặt thì cái nghĩa "con mắt đối vào trong" chẳng thể thành lập: nếu thấy mặt thì tâm giác tri và nhãn căn đều ở tại hư không, làm sao nói ở trong? - Lại, nếu ở ngoài hư không thì chẳng phải thân ngươi, tức hiện nay Như Lai thấy mặt ngươi cũng là thân ngươi sao? Vậy mắt ngươithấy biết thì thân ngươi chẳng biết. Nếu ngươi cho thân và mắt cùng biết một lượt, thì phải có hai cái biết, tức một thân ngươiphải thành hai Phật! Nên biết ngươi nói "thấy tối gọi là thấy trong thân" là chẳng đúng. Phá chấp sự suy nghĩ là tâm - Con đã từng nghe Phật khai thị chúng rằng: Tâm sanh nên các pháp sanh, pháp sanh nên các tâm sanh. Nay con suy nghĩ, chính cáisuy nghĩ ấy là tâm của con; tùy sự suy nghĩ tâm liền có, cũng chẳng ở trong, ngoài và chính giữa. - A Nan, ngươi nói pháp sanh nên các tâm sanh, tùy sự suy nghĩ tâm liền có. Tâm chẳng có tự thể thì chẳng thể suy nghĩ; nếu chẳng có tự thể mà suy nghĩ được thì vô căn phải thấy được vô trần, nghĩa này chẳng đúng.
Chào khách | Hiện tại:
Wap đang được hoàn thiện...
Trình duyệt khuyến nghị: UCweb UCweb

Tổng cộng: 151 khách
TOP-RATING
Mail: admin@phathoc.wap.sh
PhatHoc.Wap.Sh - PL 2559