Wap học Phật trên mobile
Nửa đêm Tổ kêu Thần Tú vào phòng hỏi: Kệ phải do ông làm chăng? Tú nói: Thiệt là Tú làm, chẳng ham vọng cầu Tổ vị, mong Hoà Thượng từ bi, xem đệ tử có chút ít trí huệ chăng?
Tổ nói: Ông làm kệ này chưa thấy bản tánh, chỉ đến ngoài cửa, chưa vào trong, kiến giải như thế tìm vô thượng bồ đề chẳng thể được. Vô thượng bồ đề phải khi vừa nói liền nhận tự bổn tâm, thấy tự bản tánh, chẳng sanh chẳng diệt, với bất cứ giờ nào, niệm niệm tự thấy, chẳng kẹt vào vạn pháp, nhứt chơn nhứt thiết chơn, vạn cảnh tự như như, cái tâm như như tức là chân thật. Nếu thấy như thế tức là vô thượng bồ đề của tự tánh. Ông tạm đi ra suy nghĩ một vài ngày nữa, làm bài kệ khác cho ta xem, nếu kệ ông vào được cửa, thì ta sẽ truyền trao y pháp.
Thần Tú đảnh lễ lui ra, trải qua mấy ngày sau làm kệ chẳng được, trong tâm rối loạn tâm thần chẳng yên, cũng như trong mộng, đi ngồi chẳng vui.
Qua hai ngày sau, có một đồng tử đi ngang qua phòng giã gạo, xướng tụng bài kệ, Huệ Năng nghe được liền biết kệ này chưa thấy bản tánh, dù chưa được sự dạy bảo của Tổ, nhưng đã biết được đại ý, bèn hỏi đồng tử rằng: Tụng kệ gì? Ðồng tử nói: Kẻ kém văn hoá này chẳng biết, Ðại Sư nói: Sanh tử là việc lớn, muốn truyền trao y pháp, nên bảo môn đồ làm kệ trình xem, nếu ngộ đại ý thì sẽ được truyền trao y pháp làm Tổ thứ sáu. Thượng Tọa Thần Tú viết kệ Vô Tướng trên vách tường hành lang. Ðại Sư bảo mọi người đ��u tụng, y kệ này tu khỏi đọa ác đạo, y kệ này tu sẽ được lợi ích lớn.
Huệ Năng nói: Thưa Thượng nhơn, tôi giã gạo ở đây hơn tám tháng, chưa từng đi đến nhà trước, mong Thượng nhơn dẫn tôi đến trước bài kệ lễ bái. Ðồng tử liền dẫn đến trước bài kệ, lễ bái xong,
Huệ Năng nói: Huệ Năng chẳng biết chữ, xin Thượng nhơn đọc giùm. Lúc ấy có quan biệt giá Giang Châu là Trương Nhựt Dụng, liền lớn tiếng đọc, Huệ Năng nghe xong bèn nói: Tôi cũng có một bài kệ, xin Biệt Giá viết giùm. Biệt Giá nói: Ông cũng làm kệ à, việc này hi hữu!" Huệ Năng nói với Biệt Giá rằng: Muốn học Vô Thượng Bồ Ðề, chẳng nên khinh bỉ kẻ sơ học, hạ hạ nhơn hữu thượng thượngtrí, thượng thượng nhơn hữu một (chìm mất) ý trí. Biệt Giá nói: Ông hãy tụng kệ đi, ta viết giùm cho. Ông n���u đắc pháp phải độ ta trước, về sau chớ quên lời này.
Huệ Năng kệ rằng:
Bồ đề bổn vô thụ,
Minh cảnh diệc phi đài.
Bổn lai vô nhất vật,
Hà xứ nhạ trần ai?
Dịch nghiã:
Bồ đề vốn chẳng cây,
Gương sáng cũng chẳng đài,
Xưa nay không một vật,
Nơi nào dính bụi trần?
Kệ viết xong, đồ chúng đều ngạc nhiên tán thán với nhau: Lạ thay, chẳng nên theo tướng mạo mà đánh giá người, không ngờ nay có nhục thân Bồ Tát mà chẳng biết!
Tổ thấy đại chúng kinh quái, sợ người ám hại, nên lấy giày bôi bài kệ, nói rằng: Cũng chưa thấy tánh. Mọi người cho là phải. Hômsau Tổ lén đến nhà giã gạo, thấy Huệ Năng lưng đeo đá giã gạo, nói rằng: Người cầu Ðạo cần phải như thế. Lại hỏi: Gạo trắng chưa? Huệ Năng đáp: Trắng đã lâu, còn thiếu giần sàng thôi. Tổ lấy gậy gõ trên cối ba cái rồi bỏ đi. Huệ Năng hiểu ý Tổ, nên canh ba vào thất. Tổ dùng Ca sa che lại không cho người thấy, rồi thuyết Kinh Kim Cang, đến câu: Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm thì HuệNăng ngay đó đại ngộ tất cả vạn pháp chẳng lià tự tánh, bèn bạch Tổ rằng:
Ðâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,
Ðâu ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,
Ðâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,
Ðâu ngờ tự tánh vốn chẳng lay động,
Ðâu ngờ tự tánh hay sanh vạn pháp!
Tổ biết Huệ Năng đã ngộ bản tánh, nên nói với Huệ Năng rằng: Chẳng nhận được bổn tâm, học pháp vô ích, nếu nhận được bổn tâm, thấy được bổn tánh, tức gọi là Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật. Nửa đêm thọ pháp chẳng ai biết, Tổ bèn truyền pháp đốn giáo và y bát nói rằng: Ngươi là Tổ thứ sáu, khéo tự hộ niệm, độ khắp hữu tình, phổ biến lưu truyền cho đời sau, đừng để đoạn dứt.Nghe ta nói kệ đây:
Hữu tình lai hạ chủng,
Nhơn địa quả hườn sanh,
Vô tình diệc vô chủng,
Vô tánh diệc vô sanh.
Dịch nghiã:
Hữu tình được gieo giống,
Nhơn gieo quả ắt sanh,
Vô tình thì vô chủng,
Vô tánh cũng vô sanh.
LƯỢC GIẢI:Sinh vật có hai loại: hữu tình là động vật, vô tình là thực vật. Hữu tình mới được gieo giống Phật, vô tình thì không;có giống là nhơn, ắt sẽ sanh quả. Nhơn địa là hữu tình, quả địa là Phật. Vô tình chẳng phải nhơn địa của Phật nên chẳng phải làgiống (vô chủng). Tất cả pháp vốn chẳng có tự tánh, nên nói vô tánh. Vậy thì hữu tình và vô tình, Phật và chúng sanh đều chẳng có tự tánh, cũng là pháp vô sanh vậy. Nên nói: Vô tánh diệc vô sanh. Vì đây là kệ truyền pháp, kệ truyền pháp chẳng được lọt vàotứ cú.
Hỏi: Ðã nói không l��t vào tứ cú, tại sao nói vô tánh diệc vô sanh? Như vậy là lọt vào cú thứ nhì rồi?
Ðáp: Nói tất cả pháp vốn chẳng tự tánh thì làm sao có vô tánh và vô sanh để làm tự tánh! Hành giả đọc đến chỗ này, chớ nên dùng ý thức để lãnh hội, cho là đúng hay không đúng: Ðã nói pháp vô sanh thì làm sao sanh ra pháp đúng và pháp không đúng? Ðây là cửaải của Thiền môn, cần phải thấu qua (tự ngộ) mới được.Kệ này lược giải là để phá chấp, còn muốn hiểu ý Tổ, cần phải tự tham ngộmới được.
Tổ lại nói: Khi xưa Ðạt Ma Ðại Sư mới tới xứ này, vì người ta chưa đủ lòng tin, nên mới truyền y bát để làm tín thể (vật làm tin) đời đời truyền nhau thành pháp tắc, lấy tâm truyền tâm đều bảo tự ngộ tự giải, từ xưa Phật Phật chỉ truyền bản thể, Tổ Tổ mật phó bản tâm. Y bát là mối tranh giành, tới đời ngươi phải ngưng truyền. Nếu truyền y bát là việc rất nguy hiểm, ngươi phải đi cho mau, kẻo có người ám hại.
Huệ Năng bạch rằng: Ði xứ nào?
Tổ nói: Gặp Hoài thì ngừng, gặp Hội thì ẩn.