Wap học Phật trên mobile
Và cuối cùng là ân đức của chúng sanh, cung ứng ẩm thực, y dược, tọa cụ, văn tự, tri kiến, bảo hộ ...
Do vậy, người niệm Phật phải lấy tâm chí sâu xa, cẩn trọng mà cảm mộ ân đức thiện-tri-thức, cha mẹ, chúng sanh v.v... Nhờ vậy mà từ bi dần dần nẩy nở, ngọn lửa trí tuệ từ từ bừng cháy, môn tu niệm Phật mới dễ dàng thành tựu.
3-. Thế Nào Gọi Là Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm ?
Nầy Diệu-Nguyệt, Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm nghĩa là dấy động cái tâm chí như thế nầy: Không riêng gì bản thân mà cấu xuất ly Ta-bà loạn trược, khổ não. Trái lại, phải nguyện vì hết thảy chúng sanh khắp ba cõi sáu đường mà cầu vãng sanh Cực-Lạc, chóng thành tựu Phật đạo để tế độ quần mê. Tại sao vậy ? Vì muốn có cái quả đức siêu việt tối thượng thì phải phát khởi cái tâm chí quảng đại, dũng mãnh. Người Niệm Phậtnếu đem cái tâm thái hời hợt, hẹp hòi, yếu hèn, chỉ riêng vì giải thoát b��n thân, thì chẳng bao lâu sẽ chiêu cảm cái quả báo nhỏ bé, nông cạn, tầm thường, không xứng hợp với Bản-hoài chư Phật, chẳng tương ứng cùng Bản-nguyện vĩ đại Bi Trí Viên Mãn của Phật A-Di-Đà. Cho nên khó được tiếp dẫn về nơi cõi nước Tây-phương.
Lại nữa, người Niệm Phật còn phải đem tất cả công đức thực hành Sáu Ba-la-mật, Bốn Nhiếp-pháp, Bốn Vô-lượng-tâm hoặc Ba mươi bảyPhẩm-trợ-đạo ... mà hồi hướng khắp anh em, cha mẹ, bằng hữu, chư thiên, chư tiên, bốn loại chúng sanh kẻ oán người thân đều được an trụ trong hồng danh Nam-mô A-Di-Đà Phật.
4-. Thế Nào Gọi Là Xả Ly Tâm ?
Nầy Diệu-Nguyệt,người Niệm Phật trong khi xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, phải phát khởi cái Tâm thái lìa bỏ tất cả.Sao gọi là lìa bỏ ? Lìa bỏ nghĩa là không trụ tư��ng mà niệm Phật, không nắm giữ mà niệm Phật, không tương ưng mà niệm Phật, không đối đãi mà niệm Phật, không chống trái mà niệm Phật, không cầu mong mà niệm Phật, không nhiễm duyên mà niệm Phật như thế gọi là lìa bỏ.
Người niệm Phật chỉ buộc tâm và ý vào danh hiệu Phật, chăm chú lắng nghe, mỗi câu rõ ràng, mỗi niệm phân minh. Quêncả thân, quên cả cảnh, quên cả cái ý thức tự biết Ta đang niệm Phật. Như thế mới gọi là lìa bỏ.
Lìa bỏ khổ, tập, diệt, đạo mà niệm Phật.
Lìa bỏ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà niệm Phật.
Lìa bỏ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ mà niệm Phật.
Lìa bỏ tín giải, hành chứng mà niệm Phật.
Lìa bỏ từ bi, hỷ xả mà niệm Phật.
Lìa bỏ không, vô thường, vô ngã mà niệm Phật.
Lìa bỏ bồ đề, niết bàn, giải thoát, giải thoát tri kiến, mà niệm Phật.
Lìa bỏ tất cả các pháp hữu vi, tất cả các pháp vô vi mà niệm Phật.
Lìa bỏ ngã và ngã sở.
Lìa bỏ luôn cả ý tưởng cầu mong vãng sanh, chí nguyện độ sanh, ý hướng thành Phật mà niệm Phật.
Niệm Phật với tâm Xả Ly như thế, mới được gọi là chân chánh niệm Phật
5-. Thế Nào Gọi Là An Ổn Tâm.
Nầy Diệu-Nguyệt, người Niệm Phật trong khi xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật phải phát khởi tâm chí bất động, kiên cố, không thoát chuyển. Do đó gọi là An Ổn Tâm.
Mình an trụ nơi Bồ-đề-tâm, cũng phải giúp người khác an trụ Bồ-đề-tâm, nên tâm được an ổn. Mình rốt ráo, xa rời giận hờn tranh cãi, cũng phải khiến người khác nhẫn nhục nhu hòa nên tâm được an ổn. Mình buông bỏ pháp phàm phu điên đảo, cũng phải đưa ngườikhác tới địa vị Thánh giả siêu việt nên tâm được an ổn. Mình siêng tu thiện căn vô lậu thú thướng Niết-bàn, cũng phải khiến người khác hủy diệt hết mạng lưới hữu lậu trói buộc, nên tâm được an ổn.
Mình đang sanh ra tại nhà Phật, cũng phải dẫn dắt người khác vượt thoát hố hầm dục lạc trở về bảo sở, nên tâm được an ổn. Mình thâm nhập pháp chân thật không tự tính, cũng nên giúp người khác chê chán huyễn tướng lầm mê, nên tâm được an ổn. Mình cảm ứng Trí-Tạng vô tận của Như-Lai, cũng khiến người khác thâm nhập Pháp Giới Bình Đẳng, nên tâm được an ổn.
Niệm Phật với tâm thái an ổn như vậy, m��i gọi là chân chính niệm Phật.
6-. Thế Nào Gọi Là Đà-Ra-Ni Tâm ?
Nầy Diệu-Nguyệt,người Niệm Phật phải phát khởi tâm chí nắm giữ tất cả các thiện pháp, đồng thời che lấp tất cả các ác pháp. Đó gọi là Đà-ra-ni Tâm.Như là:
Tín Tâm Đà-ra-ni,vì đặt trọn lòng tin thuần phác, trong suốt, nơi Bản-nguyện của đức Phật A-Di-Đà cùng sự hộ niệm của chư Phật ở mười phương.
Chánh Kiến Đà-ra-ni,vì đúng như thật quán sát khéo léo tất cả các pháp đang diễn biến trong tâm và ngoài thân.
Tư Duy Đà-ra-ni, vì thường xuyên thấu triệt thể tánh của tất cả các pháp sinh khởi trong từng sát-na hoại diệt.
Cảm Ứng Đà-ra-ni, vì luôn luôn thâm nhập tất cả bản nguyện chư Phật.
Hỷ Lạc Đà-ra-ni,vì an trụ nơi lực tiếp dẫn chư Phật và Thánh-chúng.
Tam Thế Đà-ra-ni,vì tự an nhiên giữa cảnh tượng của nhân quả tương tục trong ba đời, cũng như thông suốt nghĩa lý Phật pháp của Tam thế chư Phật.
Tam muội Đà-ra-ni,vì an trụ trong danh hiệu bất tư nghị nên nghe thấy điều phi pháp mà tâm chẳng loạn, sống nơi cảnh loạn trược mà không trôi lăn.
Niệm Phật với Đà-ra-ni như vậy, mới được gọi là chân chánh niệm Phật.
7-. Thế Nào Gọi Là Hộ Giới Tâm ?
Nầy Di��u-Nguyệt,người Niệm Phật phải luôn luôn an trụ nơi giới luật, và hằng phát tâm hộ trì giới luật. Ấy là:
Giới chẳng bỏ Bồ-đề-tâm,chẳng quênBồ-đề-nguyện.
Giới tự nhiên xa lìa các phép học của Thanh-văn, Duyên-giác không tham đắm Niết-bàn vắng lặng mà bỏ rơi chúng sanh.