↓ Cuối trang
Xây dựng đạo hạnh đừng mong không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.
Ủng hộ chương trình: Trái tim cho em. Soạn tin TTCE gửi 1408, mỗi tin nhắn 16,000 đồng, được chuyển tới Quỹ để hỗ trợ mổ tim nhân đạo cho trẻ em nghèo trên toàn quốc . Chi tiết: http://traitimchoem.vtv.vn
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn
Tìm kiếm:
Wap học Phật trên mobile
Trang chủ > Phật học vấn đáp > 27 Câu Hỏi Phật Học _ Đại Sư Ấn Quang - Chú thích
Trang: [1] - [2] - [3]
 

[1] Ý nói: Phải tích cực làm lành (tức là có thực hiện điều thiện thì mới là làm lành), chứ không phải như bọn Lý học rêu rao “hễ có làm gì để làm lành thì là ác”. Các nhà Lý Học không hiểu thánh hiền đạo Nho dạy “không có gì để làm mới là làm lành” chính là làm lành nhưng không chấp trước vào việc làm lành, làm lành với tâm không phân biệt, tự nhiên làm lành như đói cần ăn, khát cần uống, nên làm lành mà cũng như không làm lành.

[2] Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử và 72 môn đệ (Thất Thập Nhị Hiền). Tại Văn Chỉ (một hình thức thu gọn của Văn Miếu tại mỗi làng), những người có chí khí, danh tiết cao đẹp trong làng cũng được thờ trong gian bên cạnh hoặc nơi bàn thờ phụ, gọi là “thờ phối hưởng”.

[3] Câu nói này vốn dựa theo ý một câu nói của La Thiệu Uy vào cuối đời Đường. Theo Tư Trị Thông Giám, nguyên văn câu nói của La Thiệu Uy là: “Hợp lục châu tứ thập tam huyện thiết bất năng chú thử thác” (Gộp sắt của bốn mươi ba huyện trong sáu châu cũng không đúc được lỗi lầm này). Nguyên lai, vào cuối đời Đường, các phiên trấn (những tướng lãnh nắm giữ binh quyền tại các địa phương) thế lực rất lớn. Khi Điền Thừa Tự giữ chức Tiết Độ Sứ vùng Ngụy Bác (bao gồm sáu châu Ngụy, Bác, Tương, Vệ, Bối, Đàn, nay thuộc vùng duyên hải của Bột Hải thuộc phía Bắc Hoàng Hà) đã tuyển lựa những quân sĩ thân tín, chu cấp hậu hĩnh, huấn luyện kỹ càng, tổ chức thành một đội quân tự vệ, gọi là Nha Quân. Đến khi La Thiệu Uy làm Tiết Độ Sứ vùng Ngụy Bác, Nha Quân thế lực quá lớn, kiêu binh tung hoành không thể kiềm chế được, thậm chí đôi khi còn làm loạn, giết cả Tiết Độ Sứ. Năm Thiên Hựu thứ hai đời Đường Chiêu Tông, một viên chỉ huy của Nha Quân là Lý Công Toàn gây binh biến, La Thiệu Uy bèn cầu cứu viên Tiết Độ Sứ có thế lực mạnh nhất thời ấy là Vũ Châu Ôn (ông này làm Tiết Độ Sứ vùng Tuyên Vũ, nay thuộc huyện Khai Phong, tỉnh Hà Nam). Châu Ôn liền phái bảy vạn nhân mã tiến vào Ngụy Bác, giết được tám ngàn Nha Quân, dần dần dẹp tan sự đối kháng của Nha Quân. Để cung cấp cho quân đội của Châu Ôn, La Thiệu Uy đã phải tốn hơn nửa ức tiền, giết đến gần bảy chục vạn trâu dê cho quân Châu Ôn ăn trong nửa năm, tốn kém lương thảo vô số. Lúc quân Châu Ôn rút đi, lại còn phải biếu tặng cả trăm vạn quan tiền. Từ đấy, vùng Ngụy Bác suy sụp, kiệt quệ, hoàn toàn không còn sức đối kháng ngoại địch. Như vậy, tuy La Thiệu Uy trừ được mối lo do Nha Quân gây ra, nhưng cũng đồng thời tự diệt sạch lực lượng chính bảo vệ vùng Ngụy Bác, hoàn toàn chịu sự chi phối của Châu Ôn. Do đó, La Thiệu Uy mới hối hận thốt lên thời than thở như vậy. Từ câu nói ấy đã phát sanh thành ngữ ‘chú thành đại thác’ vốn thường được dùng để chỉ lỗi lầm chết người do ham mối lợi nhỏ trước mắt mà ra.

[4] Theo thiên Nghệ Văn Chí trong Tống Sử và sách Quận Trai Độc Thư Phụ Chí, ẩn sĩ Lý Xương Linh đời Tống đã biên soạn cuốn Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, thác danh Thái Thượng Lão Quân giáng cơ. Tuy thế, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đồng ý ai thật sự là tác giả của cuốn sách này. Do nội dung sách này khuyến thiện làm lành rất tích cực, nó được người Trung Hoa rất ngưỡng mộ, cũng như được rất nhiều người viết lời chú giải. Sách càng được nổi tiếng lưu hành mạnh mẽ hơn khi được học giả Huệ Đống đời Thanh chú giải tường tận, cho đến hiện thời cuốn sách này vẫn được lưu hành rất rộng và được Phật môn Trung Hoa rất coi trọng.

[5] Âm Chất Văn tên gọi đầy đủ là Văn Xương Đế Quân Âm Chất Văn, chưa rõ ai là tác giả. Châu Khuê đời Thanh khi giảo chánh cuốn Âm Chất Văn Chú đã nhận định: “Âm Chất Văn nói những chuyện liên quan đến đời Tống, ắt phải do người đời Tống biên soạn”. Học giả Tửu Tỉnh Trung Phu của Nhật lại cho rằng tác phẩm này phải được hình thành vào cuối đời Minh, nhưng không đưa bằng chứng đủ tính thuyết phục nào. Dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của Âm Chất Văn, các đạo sĩ đã biên soạn Văn Đế Cứu Kiếp Kinh và Văn Đế Diên Tự Kinh để tiếp tục xiển dương tư tưởng khuyến thiện trừng ác trong Âm Chất Văn. Âm Chất Văn thác danh Văn Xương Đế Quân giáng cơ. Văn Xương Đế Quân vốn còn gọi là Tử Đồng Đế Quân, theo truyền thuyết vốn là Trương Á Tử, làm quan đời Tấn, chết trận, được dân chúng lập miếu thờ, rất hiển linh. Do các đạo sĩ đời Tống - Nguyên viết truyện nói ông Trương được Thượng Đế sắc phong làm Tử Đồng Đế Quân và đã nhiều lần giáng thế, được thiên đình giao cho nhiệm vụ chưởng quản phủ Văn Xương chuyên coi về việc học hành, thi cử, quan chức của thế gian nên còn có tên là Văn Xương Đế Quân. Do vậy, năm Diên Hựu thứ ba (1316) đời Nguyên, vua đã sắc phong cho Văn Xương Đế Quân một tước hiệu thật dài “Tử Đồng Thần Vi Phụ Nguyên Khai Hóa Văn Xương Tư Lộc Hoằng Nhân Đế Quân”. Chữ Âm Chất phát xuất từ thiên Hồng Phạm sách Thượng Thư: “Duy thiên âm chất hạ dân” thường được giải thích là “trời ngấm ngầm bảo vệ, che chở muôn dân”. Từ đó, Âm Chất được hiểu là làm những việc công đức ngấm ngầm, không khoe khoang, rêu rao cho người khác biết. Đặc điểm của Âm Chất Văn là dung thông những quan điểm của Tam Giáo, đặc biệt đề cao nhân quả, luân hồi, báo ứng, nên rất được Phật môn Trung Hoa coi trọng.

[6] Phép Quán thứ tám là tổng quán Tây Phương Tam Thánh cùng với cảnh giới trang nghiêm của cõi Cực Lạc, kinh dạy: “Muốn quán Phật Vô Lượng Thọ trước phải tưởng hình tượng làm sao cho khi nhắm mắt, mở mắt đều thấy một tượng báu như sắc vàng Diêm Phù Ðàn, ngồi trên tòa sen kia. Lúc thấy Phật tượng rồi, tâm nhãn tự được mở mang rõ ràng sáng suốt. Bấy giờ hành giả thấy cõi Cực Lạc bảy báu trang nghiêm, như: đất báu, ao báu, hàng cây báu, trên cây có mành báu của chư thiên che phủ, các lưới báu giăng khắp giữa hư không. Khi đã thấy được cảnh tướng rất rõ ràng như nhìn vào bàn tay rồi, lại tưởng hai hoa sen lớn, một ở bên trái, một ở bên phải của Phật, cả hai đều giống như tòa sen trước. Xong lại tưởng hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát ngồi tòa sen bên trái, tượng Đại Thế Chí Bồ Tát ngồi tòa sen bên mặt, thân tướng đều rực rỡ như sắc vàng Diêm Phù Đàn…”

[7] Phép Quán thứ mười ba chỉ quán thân Phật cao một trượng sáu đứng bên ao thất bảo, thân của hai vị Bồ Tát cũng đồng phân lượng, đồng thời giảm bớt rất nhiều chi tiết cho phàm phu dễ quán, chẳng hạn chỉ quán hai vị Bồ Tát khác nhau ở chỗ đức Quán Âm có hóa Phật đứng trên đảnh đầu, còn Đại Thế Chí là bảo bình trên nhục kế.

Chào khách | Hiện tại:
Wap đang được hoàn thiện...
Trình duyệt khuyến nghị: UCweb UCweb

Tổng cộng: 199 khách
TOP-RATING
Mail: admin@phathoc.wap.sh
PhatHoc.Wap.Sh - PL 2559

Polly po-cket